Dạng bài sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác- Hình học 7

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Sử dụng linh hoạt các tỉ số liên quan tới trọng tâm của tam giác.

Ví dụ: Nếu $ \displaystyle \Delta $ABC có trung tuyến AM và trọng tâm G thì ta có

AG =$ \displaystyle \dfrac{2}{3}$ = AM , AG = 2GM; GM = $ \displaystyle \dfrac{1}{3}$AM; …

BÀI TẬP MINH HỌA

1A.    Cho $ \displaystyle \Delta $ABC có hai đường trung tuyến BD, CE

a) Tính các tỉ số $ \displaystyle \dfrac{{BG}}{{BD}},\dfrac{{CG}}{{CE}}$

b) Chứng minh BD + CE > $ \displaystyle \dfrac{3}{2}$ BC

1B.     Cho $ \displaystyle \Delta $ABC có BC = 8 cm, các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Chứng minh BD + CE > 12 cm.

2A.    Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BP, CQ cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia PB lấy điểm E sao cho PE = PG. Trên tia đối của tia QG lấy điểm F sao cho QF = QG. Chứng minh:

a) GB = GE, GC = GE;                    b) EF = BC và EF//BC.

2B.    Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AD, BE cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia DG lấy điểm M sao cho D là trung điểm của đoạn thẳng MG. Trên tia đối của tia EG lấy điểm N sao cho E là trung điểm GN. Chứng minh:

a) GN = GB, GM = GA; b) AN = MB và AN // MB.

HƯỚNG DẪN GIẢI

1A. Gọi giao điểm của hai đường trung tuyến BD,CE là G.

$ \displaystyle \Delta $GBC có: GB + GC > BC (bất đẳng thức tam giác).

Mà GB = $ \displaystyle \dfrac{2}{3}$BD, GC = $ \displaystyle \dfrac{2}{3}$CE nên: $ \displaystyle \dfrac{2}{3}$BD + $ \displaystyle \dfrac{2}{3}$CE > BC.

Do đó BD + CE > $ \displaystyle \dfrac{3}{2}$ BC.

1B.     Tương tự 1A.

BD + CE > $ \displaystyle \dfrac{3}{2}$ . 8 = 12 cm.

2A.    a) Vì G là trọng tâm $ \displaystyle \Delta $ABC nên BG = 2GP, CG = 2GQ.

Lại có PE = PG, QF = QG nên GE = 2GP, GF = 2GQ.

Do đó BG = GE,CG = GF.

Dạng bài sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác- Hình học 7

b) Suy ra $ \displaystyle \Delta $GBC = $ \displaystyle \Delta $GEF (c.g.c)

Từ đó ta có EF = BC và $ \displaystyle \widehat{{GEF}}=\widehat{{GBC}}$

=> EF // BC.

2B.     Tương tự 2A.

3A.    a) Vì AD = AB nên A là trung điểm BD

=> CA là đường trung tuyến của $ \displaystyle \Delta $BCD

Mà AG = $ \displaystyle \dfrac{1}{3}$AC => G là trọng tâm $ \displaystyle \Delta $BCD

b) Ta có : BD || EF => $ \displaystyle \widehat{{BDE}}=\widehat{{DEF}}$ và DE || BC => $ \displaystyle \widehat{{BED}}=\widehat{{EDF}}$

=> $ \displaystyle \Delta $BED = $ \displaystyle \Delta $FDE (g.c. g) => BE = DF

(hai cạnh tương ứng) (1). Mặt khác do G là trọng tâm $ \displaystyle \Delta $BCD nên E là trung điểm BC

=> BE = EC (2).

Từ (1) và (2) suy ra EC = DF.

c) $ \displaystyle \Delta $DMF = $ \displaystyle \Delta $CME (g.c.g).

d) Do $ \displaystyle \Delta $DMF = $ \displaystyle \Delta $CME => MD = MC => M là trung điểm DC => BM là trung tuyến của $ \displaystyle \Delta $

=> G $ \displaystyle \in $BM => B, G, M thẳng hàng.

Dạng bài sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác- Hình học 7

3B.     Tương tự 3A.

a) M thuộc đường trung tuyến BC của $ \displaystyle \Delta $ABD mà BM = 2CM nên Mlà trọng tâm $ \displaystyle \Delta $ABD.

Do đó M thuộc trung tuyến AN.

=> Ba điểm A, M, N thẳng hàng.

b) DM là trung tuyến thứ ba của $ \displaystyle \Delta $ABD nên DM đi qua trung điểm của AB.

Dạng bài sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác- Hình học 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *