Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai

NỘI DUNG BÀI VIẾT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

$\sqrt{A^{2} B}=|A| \cdot \sqrt{B} \quad(B \geq 0)$

2. Đưa thừa số vào trong dấu căn

$A \cdot \sqrt{B}=\sqrt{A^{2} B}$ (với $A \geq 0$ và $B \geq 0$)

$A \cdot \sqrt{B}=-\sqrt{A^{2} B}$ (với $A < 0$ và $B \geq 0$)

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Đưa nhân tử ra ngoài dấu căn:

a) $\sqrt{12\cdot 15}$;                            b) $\sqrt{28 \cdot a^{4} b^{2}}$

Bài giải:

a) $\sqrt{12.15}=\sqrt{4.3 .3 .5}=\sqrt{2^{2} \cdot 3^{2} \cdot 5}=\sqrt{2^{2}} \cdot \sqrt{3^{2}} \cdot \sqrt{5}=2.3 \cdot \sqrt{5}=6 \sqrt{5}$.

b) $\sqrt{28 \cdot a^{4} b^{2}}=\sqrt{4\cdot 7 a^{4} b^{2}}=\sqrt{2^{2} \cdot 7 \cdot\left(a^{2}\right)^{2} \cdot b^{2}}$

$\displaystyle =\sqrt{2^{2}} \cdot \sqrt{\left(a^{2}\right)^{2}} \cdot \sqrt{b^{2}} \cdot \sqrt{7}=2 \cdot \| a^{2}|\cdot| b|\cdot \sqrt{7}|=2 \sqrt{7} \cdot a^{2} \cdot|b|$

Ví dụ 2: Đưa nhân tử vào trong dấu căn:

a) $15 \sqrt{2}$                    b) $2 a b^{2} \sqrt{4 a}$với $a>0$                   c) $a b^{2} \sqrt{-a}$ với $a<0$.

Bài giải:

a) $15 \sqrt{2}=\sqrt{15^{2} \cdot 2}=\sqrt{225\cdot 2}=\sqrt{450}$.

b)Với $a>0$, ta có: $2 a b^{2} \sqrt{4 a}=\sqrt{(2 a)^{2}\left(b^{2}\right)^{2} \cdot 4 a}=\sqrt{16 a^{3} \cdot b^{4}}$.

c) Với $a<0$, ta có: $a b^{2} \sqrt{-a}=-\sqrt{a^{2} \cdot(-a) \cdot\left(b^{2}\right)^{2}}=-\sqrt{-a^{3} b^{4}}$.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: So sánh:

a) $3 \sqrt{11}$và $2 \sqrt{15} \cdot $

b) $\displaystyle\frac{1}{4} \sqrt{5}$và $5 \sqrt{\frac{1}{4}}$.

Bài giải:

a) $3 \sqrt{11}=\sqrt{11\cdot 3^{2}}=\sqrt{99}$ và $2 \sqrt{15}=\sqrt{15\cdot 4}=\sqrt{60}$

Ta thấy $\sqrt{99}>\sqrt{60} \Rightarrow 3 \sqrt{11}>2 \sqrt{15}$.

b) $\displaystyle\frac{1}{4} \sqrt{5}=\sqrt{\frac{5}{16}}$và $5 \sqrt{\frac{1}{4}}=\sqrt{\frac{25}{4}}$.

Ta thấy $\displaystyle\sqrt{\frac{5}{16}}<\sqrt{\frac{25}{4}} \Rightarrow \frac{1}{4} \sqrt{5}<5 \sqrt{\frac{1}{4}}$.

Bài 2: Rút gọn:

a) $\sqrt{72}-3 \sqrt{20}-5 \sqrt{2}+\sqrt{180}$

b) $2 \sqrt{3 x}-\sqrt{48 x}+\sqrt{108 x}+\sqrt{3 x}=2 \sqrt{3 x}-4 \sqrt{3 x}+6 \sqrt{3 x}+\sqrt{3 x}=5 \sqrt{3 x}$ (Với $ x \geq 0 $)

Bài giải:

a) $\sqrt{72}-3 \sqrt{20}-5 \sqrt{2}+\sqrt{180}=6 \sqrt{2}-6 \sqrt{5}-5 \sqrt{2}+6 \sqrt{5}=\sqrt{2} .$

b) $2 \sqrt{3 x}-\sqrt{48 x}+\sqrt{108 x}+\sqrt{3 x}=2 \sqrt{3 x}-4 \sqrt{3 x}+6 \sqrt{3 x}+\sqrt{3 x}=5 \sqrt{3 x}$ (với $ x \geq 0 $)

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1: Rút gọn: $\displaystyle\frac{1}{1-5 x} \cdot \sqrt{3 x^{2}\left(25 x^{2}-10 x+1\right)}$ với $\displaystyle 0 \leq x<\frac{1}{5}$.

Bài giải:

Với điều kiện đã cho ta có:

$\displaystyle\frac{1}{1-5 x} \cdot \sqrt{3 x^{2}\left(25 x^{2}-10 x+1\right)}$

$\displaystyle =\frac{1}{1-5 x} \sqrt{3 x^{2}(5 x-1)^{2}}$

$\displaystyle =\frac{1}{1-5 x} \cdot|x| \cdot|5 x-1| \sqrt{3}$

$\displaystyle =\frac{1}{1-5 x} \cdot x \cdot(1-5 x) \sqrt{3}=x \sqrt{3}$

Bài 2: Tìm x biết:

a) $\displaystyle\sqrt{9 x+9}-2 \sqrt{\frac{x+1}{4}}=4 \cdot $

b) $\displaystyle\sqrt{4 x-20}+\sqrt{x-5}-\frac{1}{3} \sqrt{9 x-45}=4$

Bài giải:

a) Điều kiện $\displaystyle\left\{\begin{array}{l}9 x+9 \geq 0 \\ \frac{x+1}{4} \geq 0\end{array} \Leftrightarrow x+1 \geq 0 \Leftrightarrow x \geq-1\right.$

$\displaystyle\sqrt{9 x+9}-2 \sqrt{\frac{x+1}{4}}=4$

$\displaystyle\Leftrightarrow 3 \sqrt{x+1}-2 \cdot \frac{1}{2} \sqrt{x+1}=4$

$\Leftrightarrow 3 \sqrt{x+1}-\sqrt{x+1}=4$

$\Leftrightarrow 2 \sqrt{x+1}=4$

$\Leftrightarrow \sqrt{x+1}=2$

$\Leftrightarrow x+1=4$

$\Leftrightarrow x=3$

Vậy giá trị x cần tìm là $x=3 \cdot $

b) Điều kiện xác định: $x-5 \geq 0 \Leftrightarrow x \geq 5$

$\displaystyle\sqrt{4 x-20}+\sqrt{x-5}-\frac{1}{3} \sqrt{9 x-45}=4$

$\displaystyle\Leftrightarrow 2 \sqrt{x-5}+\sqrt{x-5}-\frac{1}{3} \cdot 3 \sqrt{x-5}=4$

$\Leftrightarrow 2 \sqrt{x-5}=4$

$\Leftrightarrow \sqrt{x-5}=2$

$\Leftrightarrow x-5=4$

$\Leftrightarrow x=9$

Vậy giá trị $x$ cần tìm là $x = 9$

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *