Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập căn bậc hai

LÝ THUYẾT CĂN BẬC HAI

Căn bậc hai:

Căn bậc hai số học của a là số dương x sao cho x2 = a. Ta viết:

$ x=\sqrt{a}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x\ge 0\\x_{{}}^{2}=a\end{array} \right.$

Hằng đẳng thức: $ \sqrt{A_{{}}^{2}}=\left| A \right|$

Phép toán: A ≥ 0; B ≥ 0

$ \sqrt{A.B}=\sqrt{A}.\sqrt{B}$ (A ≥ 0; B ≥ 0)

$ \sqrt{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}$ (A ≥ 0; B > 0)

Phép biến đổi: $ \sqrt{A_{{}}^{2}.B}=\left| A \right|\sqrt{B}$

Phép trục căn ở mẫu: (A ≥ 0; B > 0)

$ \dfrac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}=\dfrac{\sqrt{A.B}}{\left| B \right|}$  ;

$ \dfrac{1}{\sqrt{B}\pm C}=\dfrac{\sqrt{B}\pm C}{\left| B \right|-C_{{}}^{2}}$   ;

$ \dfrac{1}{\sqrt{B}\pm \sqrt{C}}=\dfrac{\sqrt{B}\pm \sqrt{C}}{\left| B \right|-\left| C \right|}$

Căn bậc ba:

1. Khái niệm căn bậc ba:

  • Căn bậc ba của một số a là số x sao cho x3 = a
  • Với mọi a thì $ {{(\sqrt[3]{a})}^{3}}=\sqrt[3]{{{a}^{3}}}=a$

2. Tính chất

  • Với a < b thì $ \sqrt[3]{a}<\sqrt[3]{b}$
  • Với mọi a, b thì $ \sqrt[3]{ab}=\sqrt[3]{a}.\sqrt[3]{b}$
  • Với mọi a và b ≠ 0 thì $ \sqrt[3]{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}$

Căn bậc n

(Kiến thức dành cho học sinh khá giỏi, thi vào lớp chuyên Toán)

1. Căn bậc n (2 ≤ n ∈ N) của số a là một số mà lũy thừa n bằng a

2. Căn bậc lẻ (n = 2k + 1)

  • Mọi số đều có một và chỉ một căn bậc lẻ
  • Căn bậc lẻ của số dương là số dương
  • Căn bậc lẻ của số âm là số âm
  • Căn bậc lẻ của số 0 là số 0

3. Căn bậc chẵn (n = 2k )

  • Số âm không có căn bậc chẵn
  • Căn bậc chẵn của số 0 là số 0
  • Số dương có hai căn bậc chẵn là hai số đối nhau kí hiệu là $ \sqrt[2k]{a}$ và $ -\sqrt[2k]{a}$

4. Các phép biến đổi căn thức:

  • $ \sqrt[2k+1]{A}$ xác định với ∀ A
    $ \sqrt[2k]{A}$ xác định với ∀ A ≥ 0
  • $ \sqrt[2k+1]{{{A}^{2k+1}}}=A$ với ∀ A
    $ \sqrt[2k]{{{A}^{2k}}}=\left| A \right|$ với ∀ A
  • $ \sqrt[2k+1]{A.B}=\sqrt[2k+1]{A}.\sqrt[2k+1]{B}$ với ∀ A, B
    $ \sqrt[2k]{A.B}=\sqrt[2k]{\left| A \right|}.\sqrt[2k]{\left| B \right|}$ với ∀ A, B mà A.B ≥ 0
  • $ \sqrt[2k+1]{{{A}^{2k+1}}.B}=A.\sqrt[2k+1]{B}$ với ∀ A, B
    $ \sqrt[2k]{{{A}^{2k}}.B}=\left| A \right|.\sqrt[2k]{B}$ với ∀ A, B mà B ≥ 0
  • $ \sqrt[2k+1]{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt[2k+1]{A}}{\sqrt[2k+1]{B}}$ với ∀ A, B mà B ≠ 0
    $ \sqrt[2k]{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt[2k]{\left| A \right|}}{\sqrt[2k]{\left| B \right|}}$ với ∀ A, B mà B ≠ 0, A.B ≥ 0
  • $ \sqrt[m]{\sqrt[n]{A}}=\sqrt[mn]{A}$ với ∀ A, mà A ≥ 0
  • $ \sqrt[m]{{{A}^{n}}}={{A}^{\dfrac{m}{n}}}$ với ∀ A, mà A ≥ 0

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CĂN BẬC HAI

Dạng tính căn bậc hai số học

Ví dụ: Tính

$ A=3\sqrt{75}+\sqrt{192}-5\sqrt{108}-\dfrac{2}{3}\sqrt{243}$

= $ 3\sqrt{25.3}+\sqrt{64.3}-5\sqrt{36.3}-\dfrac{2}{3}\sqrt{81.3}$

= $ 3\sqrt{5_{{}}^{2}.3}+\sqrt{8_{{}}^{2}.3}-5\sqrt{6_{{}}^{2}.3}-\dfrac{2}{3}\sqrt{9_{{}}^{2}.3}$

= $ 15\sqrt{3}+8\sqrt{3}-5.6\sqrt{3}-\dfrac{2}{3}.9\sqrt{3}$

= $ -13\sqrt{3}$

Nhận xét:  Phân tích và áp dụng Phép biến đổi $ \sqrt{A_{{}}^{2}.B}=\left| A \right|\sqrt{B}$

Bài tập rèn luyện

$ B=6\sqrt{80}+5\sqrt{45}+4\sqrt{1.25}-5\sqrt{\dfrac{1}{5}}$  ;

$ C=\sqrt{7}-\dfrac{1}{2}\sqrt{28}-20\sqrt{0.07}+\dfrac{1}{5}\sqrt{175}$

Dạng trục căn ở mẫu

Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập căn bậc hai

Nhận xét:

– Ta trục căn từng phân thức sau đó ghép lại.
– Trước khi trục căn ở mẫu, ta rút gọn phân thức.

Bài tập rèn luyện

Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập căn bậc hai

Dạng căn kép (căn chứa căn)

Phương pháp giải:

– Áp dụng công thức:  (A ± B)2 = A2 ± 2AB + B2

Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập căn bậc hai

Dạng rút gọn căn thức

Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập căn bậc hai

Bài tập rèn luyện

$ A=\left( \dfrac{1}{a-\sqrt{a}}+\dfrac{\sqrt{a}}{a-1} \right):\dfrac{a\sqrt{a}-1}{a\sqrt{a}-2a+\sqrt{a}}$ (a > 0 và a ≠ 1)

Dạng phương trình căn

Phương pháp giải:

Định nghĩa:

$ x=\sqrt{a}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x\ge 0\\x_{{}}^{2}=a\end{array} \right.$ ;

Công thức:

$ \sqrt{A}=B\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}B\ge 0\\A=B_{{}}^{2}\end{array} \right.$  ;

$ \sqrt{A}=\sqrt{B}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A\ge 0;B\ge 0\\A=B\end{array} \right.$

Giải bài tập mẫu:

Ví dụ:  Tìm x biết: $ \sqrt{{x-3}}=5$
Ta có : 5 ≥ 0, nên: x – 3 = 5
2 = 25
⇔ x = 25 + 3
⇔ x = 28
Vậy : x = 28

Bài tập rèn luyện

a) $ \sqrt{36x}-\sqrt{25x}=2$

b) $ \sqrt{x_{{}}^{2}+6x+9}+1-2x=0$

c) $ \sqrt{x-1+2\sqrt{x-2}}+\sqrt{x+7+6\sqrt{x-2}}=8$

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *