Cách chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đa thức

Cách chia đơn thức cho đơn thức

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau :

  • Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
  • Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa cùng biến đó trong B.
  • Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

*Chú ý:

Với mọi x ≠ 0, m, n ∈ N, m ≥ n ta có :

xm : xn = xm-n (nếu m > n)

xm : xn = 1 (nếu m = n)

(xm)n = xm.n

x0 = 1   ;   1n = 1

(-x)n = xn nếu n là một số chẵn

(-x)n = -xn nếu n là số lẻ

(x – y)2 = (y – x)2

(x – y)n = (y – x)n với n là số chẵn

Cách chia đa thức cho đơn thức

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Định lý Bezout

Dư trong phép chia đa thức f(x) cho nhị thức bậc nhất

x – a là f(a)

Hệ quả : Đa thức f(x) chia hết cho nhị thức bậc nhất x – a khi và chỉ khi

f(a) = 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *