Bài tập về tam giác – Hình học 6

Bài 1: Vẽ tam giác ABC có:

a) $ AB=3,5cm;$$ BC=5cm;$$ AC=4cm$

b) $ BA=4,5cm;$ góc $ \widehat{B}=70^{0},$ góc $ \widehat{C}=40^{0}$

c) Góc $ \widehat{A}=75^{0};$ $ AB=3,5cm;$ $ AC=5cm.$

Bài 2: Vẽ đoạn thẳng $ ED=4cm;$ vẽ điểm F sao cho $ \displaystyle EF=4cm$ và $ DF=4cm.$ Vẽ tam giác EDF. Nói rõ cách vẽ.

Bài 3: Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua ba điểm vẽ một tam giác. Hỏi vẽ được mấy tam giác, là những tam giác nào?

Bài 4: Cho $ \Delta ABC$. Hãy vẽ một đường thẳng d sao cho:

a) d không cắt một cạnh nào của tam giác?

b) d cắt cả ba cạnh của tam giác

Bài 5: Cho $ \Delta ABC$. Hãy vẽ một đường thẳng d không đi qua các đỉnh của một tam giác sao cho cắt cả ba tia AB, BC, CA.

Bài 6: Vẽ đoạn thẳng IK sao cho $ 0,5cm<IK<4,5cm.$ Vẽ hai đường tròn $ \left( {I;2,5cm} \right)$ và $ \left( {K;2cm} \right)$ chúng cắt nhau tại A và B.

a) Vẽ $ \Delta AIK$ và $ \Delta BIK$

b) Giả sử chu vi $ \Delta AIK$ là 8cm. Hãy tính chu vi $ \Delta BIK$ và tính IK.

Bài 7: Cho tam giác ABC có $ \widehat{{ABC}}=55^{0}$, trên cạnh AC lấy điểm D (D không trùng với A và C).

a) Tính độ dài AC, biết AD = 4cm, CD = 3cm.

b) Tính số đo của $ \widehat{{DBC}},$ biết $ \widehat{{ABD}}=30^{0}.$

c) Từ B dựng tia Bx sao cho $ \widehat{{DBx}}=90^{0}.$ Tính số đo $ \widehat{{ABx}}.$

d) Trên cạnh AB lấy điểm E (E không trùng với A và B). Chứng minh rằng 2 đoạn thẳng

BD và CE cắt nhau.

Bài 8: Vẽ ΔABC. Lấy M là điểm trong của ΔABC. Vẽ các tia AM, BM, CM cắt các cạnh của ΔABC tương ứng tại các điểm N, P, Q. Vẽ ΔNPQ. Hỏi điểm M có nằm trong ΔNPQ hay không?

Bài 9: Vẽ hình để thấy được mỗi câu sau đây là sai

a) Hình gồm 3 đoạn thẳng được gọi là tam giác

b) Hình gồm 3 đoạn thẳng đôi một cắt nhau được gọi là tam giác.

c) Hình gồm 3 đoạn thẳng đôi một cắt nhau tạo ra 3 giao điểm (phân biệt) được gọi là tam giác.

d) Hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là tam giác ABC.

e) Hình gồm 3 điểm không thẳng hàng A, B, C được gọi là tam giác ABC.

f) Một điểm không thuộc cạnh của tam giác ABC thì phải nằm trong tam giác đó.

g) Một điểm không phải là đỉnh của tam giác ABC thì phải nằm trong tam giác đó.

h) Một điểm không nằm bên trong tam giác ABC thì phải nằm ngoài tam giác đó.

i) Hình gồm 2 góc được gọi là tam giác.

j) Hình gồm 3 góc mà các cạnh của nó đôi một cắt nhau tạo ra ba điểm được gọi là tam giác.

*Download file word Bài tập về tam giác – Hình học 6.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *