Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải hệ phương trình bằng phương pháp thế qua các bài tập có hướng dẫn giải, bài tập giải hệ PT bằng phương pháp thế nâng cao.

Bài 1: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}3x+y=3\\2x-y=7\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \left\{ \begin{array}{l}3x+y=3\\2x-y=7\end{array} \right.<=>\left\{ \begin{array}{l}5x=10\\3x+y=3\end{array} \right.<=>\left\{ \begin{array}{l}x=2\\3.2+y=3\end{array} \right.<=>\left\{ \begin{array}{l}x=2\\y=-3\end{array} \right.$

Bài 2: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}x+2y=5\\3x+4y=5\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}x+2y=5\\3x+4y=5\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x+4y=10\\3x+4y=5\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=-5\\x+2y=5\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=-5\\y=5\end{array} \right.$

Bài 3: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế

$ \left\{ \begin{array}{l}x-y=3\\3x-\,\,4y\ \,=\,\ 2\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x-y=3\\3x-\,\,4y\ \,=\,\ 2\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=3+y\\3(3+y)-4y=2\end{array} \right.\\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=3+y\\9+3y-4y=2\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=3+y\\-y=2-9\end{array} \right.\\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=3+7\\y=7\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=10\\y=7\end{array} \right.\end{array}$

Bài 4: Giải hệ phương trình sau bằng phươn pháp thế

$ \left\{ \begin{array}{l}3x-2y=4\\2x+y=5\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}3x-2(5-2x)=4\\y=5-2x\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}3x-10+4x=4\\y=5-2x\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}7x=14\\y=5-2x\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}x=2\\y=5-2.2\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}x=2\\y=1\end{array} \right.$

Bài 5: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Hướng dẫn

Từ (1) ta có $ x=\dfrac{{5-3y}}{2}$ thế vào (2) ta được $ 3\left( {\dfrac{{5-3y}}{2}} \right)^{2}-y^{2}+2y-4=0$

$ \Leftrightarrow 3(25-30y+9y^{2})-4y^{2}+8y-16\Leftrightarrow 23y^{2}-82y+59=0\Leftrightarrow y=1,\,\,y=\dfrac{{59}}{{23}}$

Vậy tập nghiệm của hệ phương trình là $ \left\{ {\left( {1;1} \right);\,\,\left( {-\dfrac{{31}}{{23}};\dfrac{{59}}{{23}}} \right)} \right\}$

Bài 6:  Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế

  1. a) $ \left\{ \begin{array}{l}x=35.\left( {y+2} \right)\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$

Hướng dẫn

  1. a) $ \left\{ \begin{array}{l}x=35.\left( {y+2} \right)\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}50.\left( {y-1} \right)=35.\left( {y+2} \right)\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$  $ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}50y-50=35y+70\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}50y-35y=50+70\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}15y=120\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$  $ \Leftrightarrow $  $ \left\{ \begin{array}{l}y=8\\x=50.\left( {y-1} \right)\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}y=8\\x=50.\left( {8-1} \right)\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}y=8\\x=350\end{array} \right.$

Vậy hpt có một nghiệm duy nhất   (x; y) =  ( 350;  8)

Bài 7: Giải hệ phương trình sau băng phương pháp thế  $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=2x-3\\y=x-1\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=2x-3\\y=x-1\end{array} \right.$           $ \Leftrightarrow $ $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=2x-3\\2x-3=x-1\end{array} \right.$    $ \Leftrightarrow $ $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=2x-3\\2x-x=3-1\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $  $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=2.2-3\\x=2\end{array} \right.$        $ \Leftrightarrow $   $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=1\\x=2\end{array} \right.$

Vậy hpt có một nghiệm duy nhất   (x; y) =  ( 2; 1)

Bài 8: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}\left( {x+14} \right).\left( {y-2} \right)=x.y\\\left( {x-4} \right).\left( {y+1} \right)=x.y\end{array} \right.$

Hướng dẫn

$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}\left( {x+14} \right).\left( {y-2} \right)=x.y\\\left( {x-4} \right).\left( {y+1} \right)=x.y\end{array} \right.$    $ \Leftrightarrow $  $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}xy-2x+14y-28=x.y\\xy+x-4y-4=x.y\end{array} \right.$     $ \Leftrightarrow $   $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}-2x+14y=28\\x-4y=4\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $ $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}-2.\left( {4+4y} \right)+14y=28\\x=4+4y\end{array} \right.$  $ \Leftrightarrow $  $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}-8-8y+14y=28\\x=4+4y\end{array} \right.$           $ \Leftrightarrow $   $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}6y=36\\x=4+4y\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $  $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=6\\x=4+4.6\end{array} \right.$                  $ \Leftrightarrow $   $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}y=6\\x=28\end{array} \right.$

Vậy hpt có một nghiệm duy nhất   (x; y) =  $ \displaystyle \left( {28;6} \right)$

Bài 9: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế    $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\y=\dfrac{{4x-5}}{3}\end{array} \right.$)

Hướng dẫn

$ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\y=\dfrac{{4x-5}}{3}\end{array} \right.$     $ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\\dfrac{{6-x}}{4}=\dfrac{{4x-5}}{3}\end{array} \right.$   $ \Leftrightarrow $   $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\18-3x=16x-20\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\-19x=-38\end{array} \right.$  $ \Leftrightarrow $ $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-x}}{4}\\x=2\end{array} \right.$          $ \Leftrightarrow $   $ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{6-2}}{4}\\x=2\end{array} \right.$         $ \Leftrightarrow $  $ \left\{ \begin{array}{l}y=1\\x=2\end{array} \right.$

Vậy hpt có một nghiệm duy nhất   $ \displaystyle \left( {x=2;y=1} \right)$

Bài 10: Giải và biện luận hệ phương trình: $ \left\{ \begin{array}{l}mx-y=2m(1)\\4x-my=m+6(2)\end{array} \right.$

Hướng dẫn

Từ (1) $ \Rightarrow $ y = mx – 2m, thay vào (2) ta được:

4x – m(mx – 2m) = m + 6 $ \Leftrightarrow $(m2 – 4)x = (2m + 3)(m – 2)   (3)

i) Nếu m2 – 4 $ \ne $ 0 hay m$ \ne $$ \pm $2 thì x = $ \dfrac{{(2m+3)(m-2)}}{{m^{2}-4}}=\dfrac{{2m+3}}{{m+2}}$

Khi đó y = – $ \dfrac{m}{{m+2}}$. Hệ có nghiệm duy nhất: ($ \dfrac{{2m+3}}{{m+2}}$;-$ \dfrac{m}{{m+2}}$)

ii) Nếu m = 2 thì (3) thỏa mãn với mọi x, khi đó y = mx -2m = 2x – 4
Hệ có vô số nghiệm (x, 2x-4) với mọi x $ \in $ R

iii) Nếu m = -2 thì (3) trở thành 0x = 4 . Hệ vô nghiệm

Vậy:  – Nếu m$ \ne $$ \pm $2 thì  hệ có nghiệm duy nhất: (x,y) = ($ \dfrac{{2m+3}}{{m+2}}$;-$ \dfrac{m}{{m+2}}$)

– Nếu m = 2 thì  hệ có vô số nghiệm (x, 2x-4) với mọi x $ \in $ R

– Nếu m = -2 thì hệ vô nghiệm

Bài 11: Cho hệ phương trình  $ \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {mx+3y=-4} \\ {x-2y=5} \end{array}} \right.$

Xác định m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất?

Hướng dẫn

Hệ phương trình đã cho có nghiệm khi:

$ \dfrac{m}{1}\ne \dfrac{3}{{-2}}\Leftrightarrow m\ne -\dfrac{3}{2}$

Bài 12: Cho hệ phương trình (I) $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}\text{kx}-\text{y}=5\text{ }\\\text{x }-\text{y}=1\end{array} \right.$tìm k để hệ (I) có nghiệm (2; 1)

Hướng dẫn

. Thay x = 2, y = 1 vào phương trình  kx – y = 5 ta có:

2k – 1 = 5

$ \displaystyle \Leftrightarrow $2k      = 6

$ \displaystyle \Leftrightarrow $  k      = 3

Vậy với k = 3 thì hệ phương trình có nghiệm duy nhất (2; 1).

 Bài 13: Xác định m nguyên để hệ có nghiệm duy nhất là nghiệm nguyên:

$ \left\{ \begin{array}{l}mx+2y=m+1\\2x+my=2m-1\end{array} \right.$

Hướng dẫn 

$ \left\{ \begin{array}{l}mx+2y=m+1\\2x+my=2m-1\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}2mx+4y=2m+2\\2mx+m^{2}y=2m^{2}-m\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}(m^{2}-4)y=2m^{2}-3m-2=(m-2)(2m+1)\\2x+my=2m-1\end{array} \right.$

để hệ có nghiệm duy nhất thì  m2 – 4 $ \ne $0 hay m $ \ne $$ \pm 2$

Vậy với m $ \ne $$ \pm 2$ hệ phương trình có nghiệm duy nhất

$ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{(m-2)(2m+1)}}{{m^{2}-4}}=\dfrac{{2m+1}}{{m+2}}=2-\dfrac{3}{{m+2}}\\x=\dfrac{{m-1}}{{m+2}}=1-\dfrac{3}{{m+2}}\end{array} \right.$

Để x, y là những số nguyên thì m + 2 $ \in $ Ư(3) = $ \left\{ {1;-1;3;-3} \right\}$

Vậy: m + 2 = $ \pm $1, $ \pm $3 => m = -1; -3; 1; -5

Bài 14: Định m để 3 đường thẳng  3x + 2y = 4; 2x – y = m và x + 2y = 3 đồng quy

Hướng dẫn

– Tọa độ giao điểm M (x ; y) của hai đường thẳng 3x + 2y = 4 và x + 2y = 3 là nghiệm của hệ phương trình: $ \left\{ \begin{array}{l}3x+2y=4\\x+2y=3\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}x=0,5\\y=1,25\end{array} \right.$. Vậy M(0,2 ; 1,25)

Để ba đường thẳng trên đồng quy thì điểm M thuộc đường thẳng 2x – y = m, tức là: 2.0,2- 1,25 = m $ \Leftrightarrow $m = -0,85

Vậy khi m = -0,85 thì ba đường thẳng trên đồng quy

Bài 15: Định m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x;y) thỏa mãn hệ thức cho trước

Cho hệ phương trình: $ \left\{ \begin{array}{l}mx+4y=9\\x+my=8\end{array} \right.$

Với giá trị nào của m để hệ có nghiệm (x ; y) thỏa mãn hệ thức:

2x + y + $ \dfrac{{38}}{{m^{2}-4}}$ = 3

Hướng dẫn

– Điều kiện để hệ phương trình có nghiệm duy nhất: m $ \ne \pm $2

– Giải hệ phương trình theo m

$ \left\{ \begin{array}{l}mx+4y=9\\x+my=8\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}mx+4y=9\\mx+m^{2}y=8m\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}(m^{2}-4)y=8m-9\\x+my=8\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow $$ \left\{ \begin{array}{l}y=\dfrac{{8m-9}}{{m^{2}-4}}\\x=\dfrac{{9m-32}}{{m^{2}-4}}\end{array} \right.$

– Thay x = $ \dfrac{{9m-32}}{{m^{2}-4}}$ ; y = $ \dfrac{{8m-9}}{{m^{2}-4}}$ vào hệ thức đã cho ta được:

$ \dfrac{{9m-32}}{{m^{2}-4}}$ + $ \dfrac{{8m-9}}{{m^{2}-4}}$+ $ \dfrac{{38}}{{m^{2}-4}}$= 3

=> 18m – 64 +8m – 9 + 38 = 3m2 – 12

$ \Leftrightarrow $ 3m2 – 26m + 23 = 0

$ \Leftrightarrow $m1 = 1 ; m2 =$ \dfrac{{23}}{3}$ (cả hai giá trị của m đều thỏa mãn điều kiện)

Vậy m = 1 ; m = $ \dfrac{{23}}{3}$

*Download file Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *