- Một số bài toán tính nhanh lớp 6
- 27 bài toán về bội chung có lời giải – Toán nâng cao lớp 6
- Cách tính số giao điểm – Toán nâng cao lớp 6
- 32 bài toán về tia phân giác của một góc – Toán nâng cao lớp 6
- So sánh hai tổng hoặc hai tích mà không tính cụ thể giá trị của chúng
- 19 bài tập tìm tập hợp, bội chung nhỏ nhất – Toán nâng cao lớp 6
- Một số bài toán chứng minh chia hết lớp 6 nâng cao
- Bài tập so sánh 2 lũy thừa nâng cao có lời giải
- Cách tính số góc, số tam giác tạo thành – Toán nâng cao lớp 6
- Bài tập so sánh tổng lũy thừa nâng cao có lời giải
- Bài toán nâng cao về tập hợp số tự nhiên lớp 6 có đáp án
- Dạng toán tìm chữ số tận cùng của số tự nhiên – Toán nâng cao lớp 6
- Bài toán liên quan đến chia hết nâng cao lớp 6 có lời giải
- Các bài toán rút gọn nâng cao lớp 6 có lời giải
- Tính tổng dãy số lũy thừa có quy luật
- Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 6 nâng cao có đáp án
- Tìm giá trị nhỏ nhất – lớn nhất của phân số – Toán lớp 6
- 34 bài toán tính tổng phân số có hướng dẫn giải
- 15 bài tính tổng tự nhiên dạng tích có hướng dẫn giải
- Cách tính số điểm, đường thẳng, đoạn thẳng – Toán nâng cao lớp 6
- 46 bài toán bội chung có dư có lời giải – Toán nâng cao lớp 6
- Ứng dụng đồng dư thức vào giải toán lớp 6 nâng cao
- Cách làm dạng toán chứng minh chia hết cho một số
- Tìm chữ số chưa biết để thỏa mãn điều kiện để chia hết
- Cách tính số các số tự nhiên
- Các dạng toán tính tổng các lũy thừa theo quy luật
- Chuyên đề điền chữ số còn thiếu trong phép tính
Để chứng minh số A chia hết cho một số ta có thể vận dụng các PHƯƠNG PHÁP sau:
+ PHƯƠNG PHÁP 1: Nếu số A là một số cụ thể ta vận dụng dấu hiệu chia hết 2 ; 3; 4; 8; 9; 11; … để chứng minh.
+ PHƯƠNG PHÁP 2: Nếu số A có tổng hoặc hiệu các số, ta cần phân tích số A để đưa số A về hoặc hiệu hoặc tích của các số có dấu hiệu chia hết rồi áp dụng tính chất chia hết của tổng (hiệu) hoặc tích để chứng minh.
+ PHƯƠNG PHÁP 3: Để chứng minh A chia hết cho p, ta xét mọi trường hợp về số dư khi chia A cho p.
+ PHƯƠNG PHÁP 4: Ngoài ra ta cũng có thể dùng cách tìm chữ số tận cùng của A để chứng minh A chia hết cho một số.
+ PHƯƠNG PHÁP 5: Nếu A ⋮ m và A ⋮ n, đồng thời m và n là hai số nguyên tố cùng nhau thì A chia hết cho tích m.n
BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Chứng minh rằng tổng của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
HD:
Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là: a, a + 1, a + 2.
Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là
a + a + 1 + a + 2 = (a + a + a) + (1 + 2)
= (3a + 3) chia hết cho 3 (Tính chất chia hết của một tổng).
Vậy Có phải tổng của n số tự nhiên liên tiếp luôn luôn chia hết cho n hay không?
Bài 2: Tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 4 hay không ?
HD:
Giải: Gọi 4 số tự nhiên liên tiếp là a, a + 1, a + 2, a + 3.
Tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp là:
a + a + 1 + a + 2 + a + 3 = (a + a + a + a) + (1 + 2 + 3) = (4a + 6).
Do 4 chia hết cho 4 nên 4a chia hết cho 4 mà 6 không chia hết cho 4 nên
(4a + 6) không chia hết cho 4.
Tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp không chia hết cho 4.
Kết luận: Vậy không phải lúc nào tổng n số tự nhiên liên tiếp cũng chia hết cho n
Bài 3: Chứng minh (495a + 1035b) chia hết cho 45 với mọi a , b là số tự nhiên.
HD:
Vì 495 chia hết cho 9 nên 1980.a chia hết cho 9 với mọi a.
Vì 1035 chia hết cho 9 nên 1035.b chia hết cho 9 với mọi b.
Nên: (495a + 1035b) chia hết cho 9.
Chứng minh tương tự ta có: (1980a + 1995b) chia hết cho 5 với mọi a, b.
Mà (9, 5) = 1.
(495a + 1035b) chia hết cho 45.
Bài 4: Chứng minh rằng tích của hai số chẵn liên tiếp luôn chia hết cho 8.
HD:
Gọi hai số chẵn liên tiếp là 2n, 2n + 2.
Tích của hai số chẵn liên tiếp là: 2n.(2n + 2) = 4n.(n + 1).
Vì n, n + 1 không cùng tính chẵn lẻ nên n.(n + 1) chia hết cho 2.
Mà 4 chia hết cho 4 nên 4n.(n + 1) chia hết cho (4.2)
4n.(n + 1) chia hết cho 8.
2n.(2n + 2) chia hết cho 8.
Bài 5: Chứng minh rằng:
a) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
b) Tích của bốn số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 4.
HD:
a. Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là n, n +1, n + 2.
Tích của ba số tự nhiên liên tiếp là: n.(n + 1).(n + 2).
Một số tự nhiên khi chia cho 3 có thể nhận một trong các số dư 0; 1; 2.
– Nếu r = 0 thì n chia hết cho 3 n.(n +1).(n +2) chia hết cho 3.
– Nếu r = 1 thì n = 3k + 1 (k là số tự nhiên).
n + 2 = 3k + 1 + 2 = (3k + 3) chia hết cho 3.
n.(n + 1).(n + 2) chia hết cho 3.
– Nếu r = 2 thì n = 3k + 2 (k là số tự nhiên).
n + 1 = 3k + 2 + 1 = (3k +3) chia hết cho 3.
n.(n +1).(n +2) chia hết cho 3.
Tóm lại: n.(n +1).(n +2) chia hết cho 3 với mọi n là số tự nhiên.
b. Chứng minh tương tự ta có n.(n +1).(n +2).(n +3) chia hết cho 4 với mọi n là số tự nhiên.
Kết luận: Tích của n số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho n.
…CÒN NỮA (TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ)
*Download file word Cách làm dạng toán chứng minh chia hết cho một số.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.