Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)

NỘI DUNG BÀI VIẾT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khử mẫu của biểu thức lấy căn

Tổng quát: $\displaystyle\sqrt{\frac{A}{B}}=\sqrt{\frac{A B}{B^{2}}}=\frac{\sqrt{A B}}{|B|} \quad(A B \geq 0, B \neq 0)$

2. Trục căn thức ở mẫu

– Trường hợp mẫu là biểu thức dạng tích các căn thức và các số:

Ta phân tích tử thành dạng tích có thừa số là căn thức ở mẫu để giản nước.

Tổng quát: $\displaystyle\frac{A}{\sqrt{B}}=\frac{A \sqrt{B}}{B} \quad(B>0)$

– Trường hợp mẫu là biểu thức dạng tổng có chứa căn:

Ta phân tích tử thành dạng tích có thừa số là biểu thức chứa căn ở mẫu để giản ước.

Hoặc ta nhân tử và mẫu với lượng liên hợp của biểu thức ở mẫ để có thể làm mất căn thức ở mẫu.

$\displaystyle\frac{1}{\sqrt{A}+\sqrt{B}}=\frac{\sqrt{A} \pm \sqrt{B}}{A+B} \quad(a \geq 0 ; B \geq ; A \neq B)$

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1. Khử mẫu ở các  biểu thức sau:

$ (a)\sqrt{{\dfrac{4}{5}}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\,\,\,\,\,\,b)\sqrt{{\dfrac{3}{{2a}}}}$ với $\displaystyle A>0$.

Bài giải:

$\displaystyle A) \sqrt{\frac{4}{5}}=\sqrt{\frac{4\cdot 5}{5\cdot 5}}=\frac{\sqrt{4\cdot 5}}{\sqrt{5^{2}}}=\frac{2 \sqrt{5}}{5}$;

b) Với $\displaystyle A>0$, ta có: $\displaystyle\sqrt{\frac{3}{2 a}}=\sqrt{\frac{3\cdot 2 a}{2 a \cdot 2 a}}=\frac{\sqrt{6 a}}{\sqrt{(2 a)^{2}}}=\frac{\sqrt{6 a}}{2 a}$.

Ví dụ 2. Trục căn thức ở mẫu trong các biểu thức:

a) $\displaystyle\frac{3}{2 \sqrt{5}} ; \frac{2}{\sqrt{b}}$với $\displaystyle B>0$.

b) $\displaystyle\frac{5}{5-2 \sqrt{3}} ; \frac{2 a}{1-\sqrt{a}}$với $\displaystyle A \geqslant 0$và $\displaystyle A \neq 1 \cdot $

Bài giải:

a) $\displaystyle\frac{3}{2 \sqrt{5}}=\frac{3 \sqrt{5}}{2 \sqrt{5} \sqrt{5}}=\frac{3 \sqrt{5}}{2\cdot 5}=\frac{3 \sqrt{5}}{10}$
Với $\displaystyle B>0$, ta có: $\displaystyle\frac{2}{\sqrt{b}}=\frac{2 \cdot \sqrt{b}}{\sqrt{b} \cdot \sqrt{b}}=\frac{2 \sqrt{b}}{\sqrt{b^{2}}}=\frac{2 \sqrt{b}}{b}$.

b) $\displaystyle\frac{5}{5-2 \sqrt{3}}=\frac{5 \cdot(5+2 \sqrt{3})}{(5-2 \sqrt{3})(5+2 \sqrt{3})}=\frac{5(5+2 \sqrt{3})}{5^{2}-(2 \sqrt{3})^{2}}$

$\displaystyle =\frac{5(5+2 \sqrt{3})}{25-12}=\frac{5(.5-2 \sqrt{3})}{13}$

Với $\displaystyle A \geq 0$ và $\displaystyle A \neq 1$, ta có:

$\displaystyle\frac{2 a}{1-\sqrt{a}}=\frac{2 a(1+\sqrt{a})}{(1-\sqrt{a})(1+\sqrt{a})}=\frac{2 a((1+\sqrt{a})}{1-(\sqrt{a})^{2}}=\frac{2 a(1+\sqrt{a})}{1-a}$.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: Trục căn thức ở mẫu:

a) $\displaystyle\frac{3}{\sqrt{2}-1}$

b) $\displaystyle\frac{5}{\sqrt{3}+2}$

Bài giải:

a) $\displaystyle\frac{3}{\sqrt{2}-1}=\frac{3(\sqrt{2}+1)}{(\sqrt{2}-1)(\sqrt{2}+1)}$

$\displaystyle =\frac{3 \sqrt{2}+3}{2-1}=3 \sqrt{2}+3$

b) $\displaystyle\frac{5}{\sqrt{3}+2}=\frac{5(\sqrt{3}-2)}{(\sqrt{3}+2)(\sqrt{3}-2)}$

$\displaystyle =\frac{5 \sqrt{3}-10}{3-4}=10-5 \sqrt{3}$

Bài 2: So sánh: $\displaystyle\frac{\sqrt{3+\sqrt{5}}}{\sqrt{2}}$ và $\displaystyle\frac{1+\sqrt{5}}{2}$.

Bài giải:

$\displaystyle\frac{\sqrt{3+\sqrt{5}}}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{6+2 \sqrt{5}}}{2}$

$\displaystyle =\frac{\sqrt{5+2 \sqrt{5}+1}}{2}=\frac{\sqrt{(\sqrt{5}+1)^{2}}}{2}=\frac{\sqrt{5}+1}{2}$

Suy ra $\displaystyle\frac{\sqrt{3+\sqrt{5}}}{\sqrt{2}}=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1: Thực hiện phép tính sau:

a) $\displaystyle A=\frac{1}{4 \sqrt{2}+1}+\frac{1}{4 \sqrt{2}-1}$

b) $\displaystyle B=\frac{2+\sqrt{2}}{2-\sqrt{2}}+\frac{2-\sqrt{2}}{2+\sqrt{2}}$

Bài giải:

a) $\displaystyle A=\frac{1}{4 \sqrt{2}+1}+\frac{1}{4 \sqrt{2}-1}=\frac{4 \sqrt{2}-1+4 \sqrt{2}+1}{(4 \sqrt{2}+1)(4 \sqrt{2}-1)}$

$\displaystyle =\frac{8 \sqrt{2}}{32-1}=\frac{8 \sqrt{2}}{31}$.

b) $\displaystyle B=\frac{2+\sqrt{2}}{2-\sqrt{2}}+\frac{2-\sqrt{2}}{2+\sqrt{2}}$

$\displaystyle =\frac{\sqrt{2}+1}{\sqrt{2}-1}+\frac{\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}$

$\displaystyle =\frac{(\sqrt{2}+1)^{2}+(\sqrt{2}-1)^{2}}{(\sqrt{2}-1)(\sqrt{2}+1)}=\frac{3+2 \sqrt{2}+3-2 \sqrt{2}}{2-1}=6$.

Bài 2: Chứng minh rằng: $\displaystyle\frac{x-2}{\sqrt{x-1}+1} \geq-1$ với $x \geq 1 \cdot $

Bài giải:

Ta có $\displaystyle\frac{x-2}{\sqrt{x-1}+1}=\frac{(x-2)(\sqrt{x-1}-1)}{(\sqrt{x-1}+1)(\sqrt{x-1}-1)}=\frac{(x-2)(\sqrt{x-1}-1)}{x-1-1}=\sqrt{x-1}-1$

Với $x \geq 1$ thì $\displaystyle\sqrt{x-1} \geq 0 \Rightarrow \sqrt{x-1}-1 \geq-1 \Rightarrow \frac{x-2}{\sqrt{x-1}+1} \geq-1$

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *