Bài toán liên quan đến chia hết nâng cao lớp 6 có lời giải

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đây là bài thứ 9 of 27 trong series Toán nâng cao lớp 6

LÝ THUYẾT DẤU HIỆU CHIA HẾT

* Nắm rõ các dấu hiệu chia hết có 2, 3, 5, 9:

– Dấu hiệu chia hết cho 2: Những số chẵn có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.

– Dấu hiệu chia hết cho 3: Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

– Dấu hiệu chia hết cho 9: Những số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

– Dấu hiệu chia hết cho 5: Những số chẵn có tận cùng là 0 hoặc 5.

* Các số hạng cùng chia hết cho 2; 3; 5; 9 thì tổng của các số đó cũng chia hết cho 2; 3; 5; 9.

Tức là: a và b chia hết cho 2; 3; 5; 9 thì a + b cũng chia hết 2; 3; 5; 9

* Chú ý: Điều ngược lại chưa chắc đúng (không được áp dụng).

BÀI TẬP VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT

Bài 1:

a) Chứng minh $ \displaystyle {{7}^{{14}}}-{{7}^{{13}}}+{{7}^{{12}}}\vdots 43$;  $ \displaystyle {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

b) Chứng minh $ \displaystyle {{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\vdots 7$;  $ \displaystyle {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

c) Chứng minh $ \overline{{abc}}\vdots 7$. Chứng minh $9a + 3b + c$ chia hết cho 7.

d) Chứng minh rằng: nếu $ \overline{{abc}}\vdots 99$ thì $ \displaystyle \overline{{ab}}+\overline{{cd}}\vdots 99$.

Giải:

a) $ {{7}^{{14}}}-{{7}^{{13}}}+{{7}^{{12}}}={{7}^{{12}}}({{7}^{2}}-7+1)={{7}^{{12}}}\cdot \,\,43\,\,\vdots \,\,43$

$ {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$

$ {{3}^{{201}}}=3\cdot {{3}^{{200}}}=3\cdot {{9}^{{100}}}$

Nhận thấy: $ {{9}^{n}}$có tận cùng là 1 nếu n chẵn và tận cùng là 9 nếu n lẻ

$ \Rightarrow {{9}^{{100}}}$ có tận cùng là số 1 $ \Rightarrow 3\cdot {{9}^{{100}}}$ có tận cùng là 3

b)

Nhận thấy: $ {{8}^{5}}$ có tận cùng là 8 $ \Rightarrow {{8}^{6}}$có tận cùng là 4 $ \Rightarrow {{8}^{5}}\cdot {{8}^{6}}={{8}^{{11}}}$ có tận cùng là 2

$ \Rightarrow {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$ có tận cùng là 3 + 2 = 5.

Vậy $ {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$

$ {{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\vdots 7$

$ \displaystyle \begin{array}{l}{{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{({{2}^{2}})}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{2}^{{26}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\\={{2}^{{23}}}\cdot {{2}^{3}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{6}^{{23}}}\cdot {{2}^{3}}-{{6}^{{23}}}={{6}^{{23}}}({{2}^{3}}-1)\\={{6}^{{23}}}\cdot \,7\vdots 7\end{array}$

$ {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

Nhận thấy: $ {{9}^{n}}$ có tận cùng là 1 nếu n chẵn và tận cùng là 9 nếu n lẻ

$ \Rightarrow {{9}^{{201}}}$ có tận cùng là 9

$ {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}={{9}^{{201}}}+1$ có tận cùng là 10 nên chia hết cho 10.

c)

$ \begin{array}{l}\overline{{abc}}=100a+10b+c=9a+91a+3b+7b+c\\=(9a+3b+c)+(91a+7b)\end{array}$

Do $ 91a+7b=7\cdot (13a+b)\vdots 7$

Nên $ (9a+3b+c)\vdots 7$ (đpcm)

d)

$ \displaystyle \overline{{abcd}}=100\overline{{ab}}+\overline{{cd}}=99\overline{{ab}}+\left( {\overline{{ab}}+\overline{{cd}}} \right)\vdots 99$

Mà $ \displaystyle 99\overline{{ab}}\vdots 99\Rightarrow \left( {\overline{{ab}}+\overline{{cd}}} \right)\vdots 99$ (đpcm)

Bài 2: Cho $ \displaystyle A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}$

a) Chứng minh rằng: A chia hết cho 3, cho 6

b) Tìm chữ số tận cùng của A.

Giải:

a)

$ \displaystyle \begin{array}{l}A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}} \right)+\left( {{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\ldots +\left( {{{2}^{{99}}}+{{2}^{{100}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=6+{{2}^{2}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)+{{2}^{4}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)+…+{{2}^{{98}}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)\\\,\,\,\,\,=6+{{2}^{2}}\cdot 6+{{2}^{4}}\cdot 6+…+{{2}^{{98}}}\cdot 6\\\,\,\,\,\,=6\cdot (1+{{2}^{2}}+{{2}^{4}}+…+{{2}^{{98}}})\vdots 6\end{array}$

A chia hết cho 6 nên A chia hết cho 3 và 2.

b)

$ \displaystyle \begin{array}{l}A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\left( {{{2}^{5}}+{{2}^{6}}+{{2}^{7}}+{{2}^{8}}} \right)+\ldots +\left( {{{2}^{{97}}}+{{2}^{{98}}}+{{2}^{{99}}}+{{2}^{{100}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+{{2}^{4}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\ldots +{{2}^{{96}}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)\cdot \left( {1+{{2}^{4}}+\ldots +{{2}^{{96}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=30\cdot \left( {1+{{2}^{4}}+\ldots +{{2}^{{96}}}} \right)\vdots 5\end{array}$

A chia hết cho 2 và 5 nên chia hết cho 10.

Vậy A có tận cùng là 0.

Series Navigation<< Dạng toán tìm chữ số tận cùng của số tự nhiên – Toán nâng cao lớp 6Các bài toán rút gọn nâng cao lớp 6 có lời giải >>

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *