PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta tìm các giá trị của x sao cho P(x) = 0.
* Chú ý:
- Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
- Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.
- Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá số bậc của đa thức đó.
BÀI TẬP MINH HỌA
4A. Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a) x – 10; b) 2x + 8; c) 3x + 8; d) 16 – x2
e) 4x2 – 9; f) 2x2 – 6; g) 3x2+6x; h) 4x3 + 9x
4B. Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a) x + 5; b) 9 – 3x; c) -4x + 7; d) x2 – 25
e) 9x2 – 4; f) 5x2 – 10; g) x2 + 2x; h) x3 + x
5A. Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a) (2x – 4)(x + 9); b) x2 + 4x + 3;
c) x2 + 7x +12; d) x2 – x – 6;
e) 2x2 + 5x + 3; f) 3x2 + 5x – 2.
5B. Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a) (x – 5) (7 + x); b) x2 + 3x + 2;
c) x2 +7x + 10; d) x2 + 3x – 4;
e) 2x2 – 5x + 3; f) 3x2 + 5x – 2.
6A. Cho hai đa thức:
$ \displaystyle f$(x) = 3x3 + 4x2 – 2x – 1 – 2x3 và g(x) = x3 + 4x2 + 3x – 2.
a) Thu gọn đa thức $ \displaystyle f$(x).
b) Tính h(x) = $ \displaystyle f$(x) – g(x).
c) Tìm nghiệm của đa thức h(x).
6B. Cho hai đa thức:
$ \displaystyle f$(x) = 5x2 – 3x3 + 6x – 8 + 4x3 – 2x2 và g(x) = – x3 – 3x2.
a) Thu gọn đa thức $ \displaystyle f$(x).
b) Tính h(x) = $ \displaystyle f$(x) + g(x).
c) Tìm nghiệm của đa thức h(x)
7A. Cho hai đa thức:
A(x) = 2x (x – 2) – 5(x + 3) + 7x3
B(x) = -x (x + 5) – (2x – 3) + x (3x2 – 2x).
a) Thu gọn các đa thức trên.
b) Tìm nghiệm của đa thức C(x) = A(x) – B(x) – x2 (4x + 5)
7B. Cho hai đa thức:
A(x) = 6x3 – x (x + 2) + 4 (x + 3);
B(x) = -x (x + 1)- (4 – 3x) + x2 (x – 2).
a) Thu gọn các đa thức trên.
b) Tìm nghiệm của đa thức C(x) = A(x) + B(x) – x2 (7x – 4).
HƯỚNG DẪN GIẢI
4A. Tìm các giá trị của x để cho mỗi đa thức có giá trị bằng 0 ta được:
a) x = 10; b) x = -4; c) x = $ \displaystyle -\dfrac{8}{3}$ d) x = $ \displaystyle \pm $4
e) x = ± $ \displaystyle \dfrac{3}{2}$; f) x = ± $ \displaystyle \sqrt{3}$; g) x = 0,x = -2 h) x = 0
4B. Tương tự 3A.
5A. Tìm các giá trị của x để cho mỗi đa thức có giá trị bằng 0 ta được:
a) x = 2, x = -9 b) x = -1, x = -3 c) x = -3, x = -4
d) x = 3, x = -2 e) x = -1, x = -$ \displaystyle \dfrac{3}{2}$ f) x = -2, x = $ \displaystyle \dfrac{1}{3}$
5B. Tương tự 5A
a) x = 5, x = -7 b) x = -1, x = -2 c) x = -2, x = -5
d) x = 1, x = -4 e) x = 1, x = $ \displaystyle \dfrac{3}{2}$ f) x = 2, x = -$ \displaystyle \dfrac{1}{3}$
6A. a) $ \displaystyle f$(x) = x3+ 4x2 – 2x – l.
b) h(x) = -5x + 1
c) Cho -5x +1 = 0 ta tìm được x = $ \displaystyle \dfrac{1}{5}$ là nghiệm của h(x).
6B. Tương tự 6A.
a) $ \displaystyle f$(x) = x3 + 3x2 + 6x – 8.
b) h(x) = 6x – 8.
c) Nghiệm của h(x) là x = $ \displaystyle \dfrac{4}{3}$
7A. a) A(x) = 7x3 + 2x2 – 9x – 15; B(x) = 3x3 – 3x2 – 7x + 3.
b) C(x) = -2x – 18.
Nghiệm của C(x) là x = -9.
7B. Tương tự 7A.
a) A(x) = 6x3 – x2 + 2x +12; B (x) = x3 – 3x2 + 2x – 4.
b) C(x) = 4x + 8.
Nghiệm của C(x) là x = -2.