Cách tính giá trị biểu thức lớp 3

I. BIỂU THỨC LÀ GÌ?

Trong chương trình Toán lớp 3, biểu thức được hiểu đơn giản là các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Và tính giá trị biểu thức là tìm kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Ví dụ: 7 + 5 – 9 =;          18 : 2 x 7 =

II. CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC LỚP 3

1. Tính giá trị biểu thức chỉ có phép cộng trừ

Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 58 + 23 – 40 = 81 – 40 = 41 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép cộng trước rồi mới thực hiện phép trừ),

b) 78 – 19 + 26 = 59 + 26 = 85 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép trừ trước rồi mới thực hiện phép cộng).

2. Tính giá trị biểu thức chỉ có phép nhân chia

Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 58 x 3 : 2 = 174 : 2 = 87 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép nhân trước rồi mới thực hiện phép chia),

b) 275 : 5 x 9 = 55 x 9 = 495 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép chia trước rồi mới thực hiện phép nhân).

3. Tính giá trị biểu thức có cả phép nhân chia và cộng trừ

Cách làm: Thực hiện theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau. Và theo thứ tự từ trái qua phải nếu có cả nhân chia, cộng trừ. Cụ thể cách làm như ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 79 x 2 + 823 = 158 + 823 = 981 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),

b) 9 + 28 x 3 = 9 + 84 = 93 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước)

c) 190 – 45 x 2 = 190 – 90 = 100 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép trừ do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước),

d) 195 : 5 + 7 x 19 = 39 + 133 (ở biểu thức này ta thực hiện phép chia và phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),

e) 174 x 6 – 258 : 3 = 1044 – 86 =958 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân và phép chia trước rồi mới thực hiện phép trừ),

4. Tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc

Cách làm: Thứ tự ưu tiên của biểu thức có chứa dấu ngoặc như sau: ngoặc tròn ( ) → ngoặc vuông [ ] → ngoặc nhọn { } → nhân chia → cộng trừ. Và tất nhiên biểu thức trong dấu ngoặc được thực hiện khi có phép cộng, trừ, nhân, chia như trên.

Ví dụ:

a) (20 + 35) x 2 = 55 x 2 = 110 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),

b) (45 – 5) x 3 = 40 x 3 = 120 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),

c) (120 + 30) : 2 = 150 : 2 = 75 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),

d) (146 – 23) : 3 = 123 : 3 = 41 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),

e) 90 + 5 x [60 – (20 + 5)]
    = 90 + 5 x [60 – 25]
    = 90 + 5 x 35
    = 90 + 175
    = 1065

f) 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + (25 – 5)]}
    = 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + 20]}
    = 369 – 185 : {30 – (5 + 20)}
    = 369 – 185 : (30 – 25)
    = 369 – 185 : 5
    = 369 – 37
    = 332

5. Cách tính giá trị biểu thức nâng cao – Tính nhanh

Để làm được dạng bài tính giá trị biểu thức nâng cao lớp 3 (thực chất là tính nhanh) thì các em cần phải biến đổi biểu thức sao cho chứa các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Hoặc là các số giống nhau. Cụ thể các em xem bài tập tính nhanh lớp 3 có lời giải dưới đây:

Bài 1: Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:

a) 48 + 27 + 52 + 73

b) 14 x 3 + 14 x 2 + 14 x 5

c) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213

Giải:

a) 48 + 27 + 52 + 73 = (48 + 52) + (27 + 73) = 100 + 100 = 200

b) 14 x 3 + 14 x 2 + 14 x 5 = 14 x (3 + 2 + 5) = 14 x 10 = 140

c) 299 x 3 + 299 x 4 + 2 x 299 + 299 = 299 x (3 + 4 + 2 + 1) = 299 x 10 = 2990

Bài 2: Tính tổng giá trị của những dãy số dưới đây:

a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99

Giải:

a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)

= 6 x 111 – 666 = 666 – 666 = 0

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99 (Từ 1 tới 99 có 99 số)

= (1 + 99) + (2 + 98) + (3 + 97) + (4 + 96) +….          (có 49 cặp dư số 50 vì có 99 số, 99 : 2 = 49 dư 1)

= 100 x 49 = 4900 + 50 = 4950

III. BÀI TẬP TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC

Dựa vào cách tính giá trị biểu thức được nêu ở trên, các em áp dụng vào làm những bài tập dưới đây:

Bài 1: Tính giá trị biểu thức

a) 258 + 394 – 420

b) 789 – 162 + 123

c) 268 + 452 : 2 x 8 – 122

d) 987 – [256 : (45 + 90 – 133)]

Bài 2: Tính nhanh

a) 146 – 29 + 54 + 129

b) 984 + 156 – 84 – 56

c) 45 x 3 + 6 x 45 + 45

d) 2 + 2 + 2 + … + 2 + 2        (100 số 2)

e) 98 x 5 – 4 x 98 + 98 x 3 + 6 x 98

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *