Bài tập chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau

NỘI DUNG BÀI VIẾT

A. LÝ THUYẾT

Để chứng minh hai đoạn thẳng hoặc hai góc bằng nhau ta ghép chúng vào 2 tam giác bằng nhau.

B. BÀI TẬP

Bài 1: Cho $ \Delta ABC$ có AB < AC. Kéo dài từ B đến A thêm một đoạn AD bằng với đoạn AB. Kéo dài từ C đến A thêm một đoạn AE bằng với đoạn AC. So sánh BC và DE.

Bài 2: Cho $ \Delta ABC$ có AB < AC. Vẽ tia đối của tia AB, trên đó lấy điểm D sao cho AD = AC. Vẽ tia đối của tia AC, trên đó lấy điểm E sao cho AE = AB. So sánh $ \displaystyle \widehat{{ABC}}$ và $\widehat{{AED}}$.

Bài 3: Cho $ \Delta ABC$. Có AM là đường trung tuyến. Lấy điểm I bất kỳ trên trung tuyến AM. Trên tia đối của tia MA lấy E sao cho ME = MI. Chứng minh BI song song với CE.

Bài 4: Hai đoạn thẳng AD và BC cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn. Chứng minh AB bằng và song song với CD. Phát biểu kết quả tương tự.

Bài 5: Vẽ $ \widehat{{xAy}}$ và tia phân giác Ot. Trên Ox và Oy lần lượt lấy điểm A và B sao cho OA = OB. Trên Ot lấy điểm C sao cho OC > OA. Chứng minh CA = CB.

Bài 6: Trên cạnh Ax và Ay của $ \widehat{{xAy}}$ , lần lượt lấy B và C sao cho AB = AC. Tia phân giác At của $ \widehat{{xAy}}$ cắt BC tại D. Chứng minh

1) $ \widehat{{ABC}}=\widehat{{ACB}}$   2) $ \widehat{{ADB}}=\widehat{{ADC}}=90^{0}$

Bài 7: Vẽ $ \widehat{{xAy}}$ và tia phân giác At. Lấy điểm D trên At. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với At và cắt Ox, Oy lần lượt ở B và C. Chứng minh AB = AC.

Bài 8: Trên cạnh Ax và Ay của $ \widehat{{xAy}}$ , lần lượt lấy các điểm B và C sao cho AB = AC. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Chứng minh

1) $ \widehat{{ABC}}=\widehat{{ACB}}$   2) $ \widehat{{AMB}}=\widehat{{AMC}}=90^{0}$

Bài 9: Vẽ $ \widehat{{xAy}}$ và tia phân giác At. Lấy điểm D trên At. Vẽ đoạn thẳng DB vuông góc với Ax ở B. Lấy điểm C trên Ay sao cho AC = AB. Chứng minh DB = DC và DC vuông góc với Ay.

Bài 10: Lấy A nằm trong $ \widehat{{xOy}}<90^{0}$. Gọi M là trung điểm của OA. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt Ox ở B và cắt Oy ở C.

1) Chứng minh BO = BA                             2) Chứng minh CO = CA

Bài 11: Cho $ \Delta ABC$ nhọn có đường cao AH. Kéo dài AH thêm một đoạn HD bằng với HA.

1) Chứng minh BC là tia phân giác của $ \widehat{{ABD}}$

2) So sánh $ \Delta ABC\,\,\,v\grave{a}\,\,\,\Delta DBC$

Bài 12: Trên cùng phía của đường thẳng xy, vẽ hai đoạn thẳng AH và BK sao cho $ AH\bot xy$  ở H, $ BK\bot xy$ ở K và BK = AH. Gọi O là trung điểm của đoạn HK. Chứng minh: $ \widehat{{AOH}}=\widehat{{BOK}}$

Bài 13: Trên cùng phía của đường thẳng xy, vẽ hai đoạn thẳng AH và BK sao cho $ AH\bot xy$  ở H, $ BK\bot xy$ ở K và BK = AH. Chứng minh:

1) $AK = BH$                                                 2) $ \widehat{{KAB}}=\widehat{{HBA}}$

Bài 14: Ở cùng phía của đoạn thẳng AB, vẽ $ \displaystyle \widehat{{BAx}}=\widehat{{ABy}}=120^{0}$. Trên tia Ax và By lần lượt lấy C và D sao cho AC = BD. Chứng minh

1) $BC = AD$                                                 2) $ \widehat{{BCD}}=\widehat{{ADC}}$

Bài 15: Cho $ \widehat{{xAy}}$. Trên cạnh Ax lấy điểm B và D (B nằm giữa A và D). Trên cạnh Ay lấy C và E sao cho AC = AB, AE = AD. Chứng minh BE = CD.

Bài 16: Trên cạnh Ax và Ay của $ \widehat{{xAy}}$, lần lượt lấy B và C sao cho AB = AC. Vẽ tia $ Bt\bot Ax$ và cắt Ay ở H. Vẽ tia $ Cz\bot Ay$  và cắt Ax ở E. Chứng minh AH = AE.

Bài 17: Cho $ \Delta ABC$ có AB = AC. Chứng minh $ \widehat{{ABC}}=\widehat{{ACB}}$

Bài 18: Vẽ $ \Delta ABC$ có AB = AC và $ \widehat{{BAC}}<90^{0}$. Từ đỉnh A vẽ tia vuông góc với AB và cắt BC kéo dài ở D. Từ đỉnh A vẽ tia vuông góc với AC và cắt CB kéo dài ở E. Chứng minh:

1) $ \widehat{{ABC}}=\widehat{{ACB}}$            2) BD = CE

Bài 19: Cho $ \widehat{{xOy}}$ nhọn có tia phân giác Ot. Trên cạnh Oy lấy hai điểm B và C sao cho OB < OC. Trên cạnh Ox lấy điểm A sao cho OA = OB. AC cắt Ot ở M.

1) Chứng minh $ \widehat{{OAM}}=\widehat{{OBM}}$

2) BM kéo dài cắt Ox ở D. Chứng minh OC = OD

3) Gọi I là trung điểm của CD. Có nhận xét gì về tia OI? Chứng minh ba điểm O, M, I thẳng hàng.

Bài 20: Cho hai đường thẳng a // b. Lấy điểm A thuộc a và điểm B thuộc b. Gọi O là trung điểm của AB. Vẽ đường thẳng qua O cắt a và b lần lượt tại I và K. Chứng minh O cũng là trung điểm của IK.

Bài 21: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng xy // AB. Lấy điểm C trên xy sao cho BC không vuông góc với xy. Lấy điểm D trên xy sao cho AD // BC. Chứng minh AB = CD và BC = AD.

Bài 22: Ở hai phía của đường thẳng xy, vẽ hai đoạn thẳng AH và BK dài bằng nhau và cùng vuông góc với xy tại H và tại K. Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh: $ \widehat{{AOH}}=\widehat{{KOB}}$ rồi chứng minh ba điểm A, O, B thẳng hàng.

Bài 23: Ở cùng phía của đường thẳng xy, vẽ hai đoạn thẳng AH và BK dài bằng nhau và cùng vuông góc với xy tại H và tại K. Gọi O là trung điểm của AK. Chứng minh: $ \widehat{{AOH}}=\widehat{{KOB}}$ rồi chứng minh ba điểm H, O, B thẳng hàng.

Bài 24: Cho tam giác ABC. Vẽ tia Bx // AC và tia Cy // AB ao cho Bx cắt Cy tại D. Gọi O là trung điểm của BC.

1) Chứng minh $AB = CD$

2) Chứng minh $ \widehat{{AOB}}=\widehat{{DOC}}$ rồi chứng minh ba điểm A, O, D thẳng hàng.

Bài 25: Cho $ \Delta ABC$ có $ \widehat{{ABC}}=\widehat{{ACB}}$ và có đường phân giác AD.

1) $ \widehat{{ADB}}$  và $ \widehat{{ADC}}$  là góc ngoài của những tam giác nào? Chứng minh $ \widehat{{ADB}}=\widehat{{ADC}}$

2) Chứng minh AB = AC

*Download file word Bài tập chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *