PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Để biểu diễn các điểm có tọa độ cho trước trên mặt phẳng tọa độ ta thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Từ điểm biểu diễn hoành độ điểm đã cho, kẻ đường thẳng song song với trục tung.
– Bước 2: Từ điểm diễn tung độ điểm, đã cho, kẻ đường thẳng song song với trục hoành.
– Bước 3: Giao điểm của hai đường thẳng vừa dựng là điểm phải tìm.
BÀI TẬP MINH HỌA
4A. a) Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm:
A (-1; 0) , B ( 1 ; 2) , C ( 3- 1) , D = $ \displaystyle \left( {1;-\dfrac{1}{2}} \right)$, E (-2; 3);
b) Xác định dấu của tọa độ điểm M (x; y) khi điểm M nằm trong góc phần tư thứ I, thứ II, thứ III và thứ IV.
4B. a) Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm. A ( -2 ; 2), B (1; 2), C(1; -1), D ( -2; -l). Tứ giác ABCD là hình gì?
b) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, tọa độ điểm M phải thỏa mãn điều kiện gì để:
i) Điểm M luôn nằm trên trục hoành;
ii) Điểm M luôn nằm trên trục tung;
iii) Điểm M luôn nằm trên đường phân giác của góc phần tư thứ I;
iv) Điểm M luôn nằm trên đường phân giác của góc phần tư thứ IV.
HƯỚNG DẪN GIẢI
4A. a) Các điểm được biểu diễn trên trục tọa độ như hình vẽ:
b) Khi điểm M nằm trong góc phần tư thứ 1 thì x > 0; y > 0
– Khi điểm M nằm trong góc phần tư thứ II thì x < 0; y > 0
– Khi điểm M nằm trong góc phần tư thứ III thì x < 0; y < 0
– Khi điểm M nằm trong góc phần tư thứ IV thì x > 0; y < 0.
4B. Tương tự 4A.
a) Hệ trục tọa độ Oxy và các điểm A, B, C, D trong hình vẽ:
Tứ giác ABCD là hình vuông.
b) i) y = 0; ii) x = 0; iii) x = y; iiii) x = -y.