Nhân với số có ba chữ số

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Khi đặt tính rồi tính đối với phép nhân số có 3 chữ số ta cần lưu ý :

– Viết số sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau.

– Tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất.

Trong trường hợp tích riêng thứ hai là 0 thì ta bỏ qua tích riêng thứ hai rồi viết luôn tích riêng thứ ba.

– Tích riêng thứ ba phải lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1:

a) Ta có thể tính như sau:
164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3)

= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x3

= 16400 + 3280  + 492

= 20172

b) Thông thường ta đặt tính và tính như sau:

Nhân với số có ba chữ số
  • 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.

3 nhân 6 bằng 18, thêm 1 bằng 19, viết 9 nhớ 1;

3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 9;

  • 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 ( dưới 9);

2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1;

2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3;

  • 1 nhân 4 bằng 4, viết 4 ( dưới 2);

1 nhân 6 bằng 6, viết 6;

1 nhân 1 bằng 1, viết 1.

  • Hạ 2:

9 cộng 8 bằng 17, viết 7 nhớ 1;

4 cộng 2 bằng 6, 6 cộng 4 bằng 10, thêm 1 bằng 11, viết 1 nhớ 1;

3 cộng 6 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1;

1 thêm 1 bằng 2, viết 2

c) Trong cách tính trên:

+) 492 gọi là tích riêng thứ nhất.

+) 328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được lùi sang bên trái một cột( so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 328 chục, viết đầy đủ là 3280.

+) 164 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái hai cột( so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 164 trăm, viết đầy đủ là 16400

Ví dụ 2:  258 x 203 = ?

a) Thực hiện phép nhân, ta được:

Nhân với số có ba chữ số

258 x 203 = 52374

b) Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0. Thông thường ta không viết tích riêng này mà viết gọn như sau:

Nhân với số có ba chữ số


*Chú ý: Viết tích riêng 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *