Chia đa thức một biến đã sắp xếp

NỘI DUNG BÀI VIẾT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Phương pháp: Ta trình bày phép chia này tương tự cách chia số tự nhiên. Với hai đa thức tùy ý $A$ và $B$ của cùng một biến, $B \neq 0$ tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:

$A=B \cdot Q+R$ (trong đó $R=0$ hoặc bậc của $R$ bé hơn bậc của $B$)

– Nếu $R=0\colon $ ta nói rằng đó là phép chia hết

– Nếu $R \neq 0\colon $ ta nói rằng đó là phép chia có dư.

*Chú ý:

a) Định lý Bơ-đu (Bézout): Cho đa thức bậc $n$ ẩn $x\colon $

$f(x)=a_{n} x^{n}+a_{n}-1 x^{n-1}+\ldots a_{1} x+a_{0}\left(a_{n} \neq 0\right) \cdot $

Số dư trong phép chia đa thức $f(x)$ cho nhị thức bậc nhất $(x-a)$ bằng giá trị của đa thức $f(x)$ tại $x=a \cdot $

b) Hệ quả: $f(x)$chia hết cho $(x-a)_{\mid}$ $\Leftrightarrow f(a)=0$

$f(a)$ là giá trị của đa thức $f(x)$ tại $x=a$, với $a$ là nghiệm của đa thức $f(x) \cdot $

c) Ta chứng minh được rằng:

Trong đa thức $f(x)=a_{n} x^{n}+a_{n}-1 x^{n-1}+\ldots a_{1} x+a_{0}\left(a_{n} \neq 0\right)$ với $a_{n,}$ $a_{n-1}, \ldots, a_{1} a_{0}$ là các số nguyên, nghiệm hữu tỉ (nếu có) phải có dạng $\displaystyle\frac{p}{q}$, trong đó $p$ là ước của hệ số tự do $\left(p / a_{0}\right)$ và $q$ là ước dương của hệ $q$

Số của hạng tử cao nhất $\left(q / a_{n}\right) \cdot $

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Cho A và B là hai đa thức. Hãy chia A cho B rồi viết A dưới dạng:

$A=B \cdot Q+R$

$A=2 x^{3}-x^{2}-x+1 ; B=x^{2}-2 x \cdot $

Bài giải:

Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Vậy $2 x^{3}-x^{2}-x+1=\left(x^{2}-2 x\right)(2 x+3)+5 x+1$.

Ví dụ 2: Dùng hằng đẳng thức để làm tính chia $\left(x^{4}+2 x^{2} y^{2}+y^{2}\right)\colon \left(x^{2}+y^{2}\right)$

Bài giải:

Ta có: $\left(x^{4}+2 x^{2} y^{2}+y^{4}\right)\colon \left(x^{2}+y^{2}\right)$

$=\left(x^{2}+y^{2}\right)^{2}\colon \left(x^{2}+y^{2}\right)=x^{2}+y^{2}$.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: Làm tính chia

a) $\left(x^{3}+3 x^{2}-4\right)\colon (x-1)$

b) $\left(x^{4}-3 x^{2}+10 x-6\right)\colon \left(x^{2}-2 x+3\right)$
Bài giải:

a)

Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Vậy $x^{4}-3 x^{3}+5 x-3=\left(x^{2}-2 x+1\right) \cdot\left(x^{2}-x-3\right)$

b) $\left(x^{4}-3 x^{2}+10 x-6\right)\colon \left(x^{2}-2 x+3\right)$
Vậy $x^{4}-3 x^{2}+10 x-6=\left(x^{2}-2 x+3\right) \cdot\left(x^{2}+2 x-2\right)$

Bài 2: Tìm số b để đa thức $5 x^{3}+2 x^{2}-7 x+b$ chia hết cho $x-3 \cdot $

Bài giải:

Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Để phép chia trên là phép chia hết thì $b+132=0 \Leftrightarrow b=-132 \cdot $

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1: Tìm m để đa thức $A(x)=3 x^{2}+m x+27$ chia cho đa thức $B(x)=x+5$ có dư bằng 2.

Bài giải:

Thực hiện phép tính:

Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Từ điều kiện đề bài ta suy ra: $102-5 m=2 \Leftrightarrow 100=5 m \Leftrightarrow m=20 \cdot $

Vậy giá trị cần tìm là: $m=20 \cdot $

Bài 2: Tìm $n \in \mathbb{Z}$ để giá trị đa thức $6 n^{2}-n+5$ chia hết cho giá trị của đa thức $2 n+1 \cdot $

Bài giải:

Thực hiện phép chia ta được: $6 n^{2}-n+5=(2 n+1) \cdot(3 n-2)+7$

Vậy để giá trị của đa thức $6 n^{2}-n+5$ chia hết cho giá trị của đa thức $2 n+1$ thì 7 phải chia hết cho $2 n+1$.

$\Leftrightarrow 2 n+1$ là ước nguyên của 7.

$2 n+1$ $-7$ $-1$ $1$ $7$
$n$ $-4$ $-1$ $0$ $3$

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *