Cách làm dạng toán tìm X lớp 3

Hướng dẫn học sinh lớp 3 làm dạng toán tìm X qua 5 dạng toán cơ bản với quy tắc tìm và các ví dụ có lời giải. Chúc các em học tốt.

Tìm X là gì?

Tìm X là dạng toán tìm giá trị của ẩn X trong một phép tính.

Đây là dạng toán mà các em đã được học trong chương trình Toán lớp 2.

Ví dụ: Tìm X

a) X + 1035 = 2130

X = 2130 – 1035

X = 1095

b) X : 35 = 24

X = 24 x 35

X = 840

Muốn làm tốt dạng toán tìm X các em cần phải làm gì? Hãy đọc tiếp nhé.

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Các phép tính:

+ Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng

+ Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu

+ Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích

+ Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương

– Quy tắc thực hiện phép tính:

+ Nhân chia trước, cộng trừ sau.

+ Nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.

CÁC DẠNG BÀI TẬP TÌM X LỚP 3

Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái – số nguyên ở vế phải

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc, thứ tự của phép cộng, trừ, nhân, chia

– Bước 2: triển khai tính toán

Ví dụ: Tìm X

Ví dụ 1:

a) 1264 + X = 9825

X = 9825 – 1264

X = 8561

b) X + 3907 = 4015

X = 4015 – 3907

X = 108

c) 1521 + X = 2024

X = 2024 – 1521

X = 503

d) 7134 – X = 1314

X = 7134 – 1314

X = 5820

e) X – 2006 = 1957

X = 1957 + 2006

X = 3963

Ví dụ 2:

a) X x 4 = 252

X = 252 : 4

X = 63

b) 6 x X = 558

X = 558 : 6

X = 93

c) X : 7 = 103

X = 103 x 7

X = 721

d) 256 : X = 8

X = 256 : 8

X = 32

Dạng 2: Bài toán có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ

– Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái

– Bước 3: Trình bày, tính toán

Ví dụ: Tìm X

Ví dụ 1:

a) X : 5 = 800 : 4

X : 5 = 200

X = 200 x 5

X = 1000

b) X : 7 = 9 x 5

X : 7 = 45

X = 45 x 7

X = 315

c) X x 6 = 240 : 2

X x 6 = 120

X = 120 : 6

X = 20

d) 8 x X = 128 x 3

8 x X = 384

X = 384 : 8

X = 48

e) X : 4 = 28 + 7

X : 4 = 35

X = 35 x 4

X = 140

g) X x 9 = 250 – 25

X x 9 = 225

X = 225 : 9

X = 25

Ví dụ 2:

a) X + 5 = 440 : 8

X + 5 = 55

X = 55 – 5

X = 50

b) 19 + X = 384 : 8

19 + X = 48

X = 48 – 19

X = 29

c) 25 – X = 120 : 6

25 – X = 20

X = 25 – 20

X = 5

d) X – 35 = 24 x 5

X – 35 = 120

X = 120 + 35

X = 155

Dạng 3: Tìm X có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại kiến thức phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép chia nhân sau

– Bước 3: Khai triển và tính toán

Ví dụ: Tìm X

Ví dụ 1:

a) 403 – X : 2 = 30

X : 2 = 403 – 30

X : 2 = 373

X = 373 x 2

X = 746

b) 55 + X : 3 = 100

X : 3 = 100 – 55

X : 3 = 45

X = 45 x 3

X = 135

c) 75 + X x 5 = 100

X x 5 = 100 – 75

X x 5 = 25

X = 25 : 5

X = 5

d) 245 – X x 7 = 70

X x 7 = 245 – 70

X x 7 = 175

X = 175 : 7

X = 25

Dạng 4: Tìm X có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ

– Bước 3: Khai triển và tính toán

Ví dụ: Tìm X

Ví dụ 1:

a) 375 – X : 2 = 500 : 2

375 – X : 2 = 250

X : 2 = 375 – 250

X : 2 = 125

X = 125 x 2

X = 250

b) 32 + X : 3 = 15 x 5

32 + X : 3 = 75

X : 3 = 75 – 32

X : 3 = 43

X = 43 x 3

X = 129

c) 56 – X : 5 = 5 x 6

56 – X : 5 = 30

X : 5 = 56 – 30

X : 5 = 26

X = 26 x 5

X = 130

d) 45 + X : 8 = 225 : 3

45 + X : 8 = 75

X : 8 = 75 – 45

X : 8 = 30

X = 30 x 8

X = 240

Ví dụ 2:

a) 125 – X x 5 = 5 + 45

125 – X x 5 = 50

X x 5 = 125 – 50

X x 5 = 75

X = 75 : 5

X = 15

b) 350 + X x 8 = 500 + 50

350 + X x 8 = 550

X x 8 = 550 – 350

X x 8 = 200

X = 200 : 8

X = 25

c) 135 – X x 3 = 5 x 6

135 – X x 3 = 30

X x 3 = 135 – 30

X x 3 = 105

X = 105 : 3

X = 35

d) 153 – X x 9 = 252 : 2

153 – X x 9 = 126

X x 9 = 153 – 126

X x 9 = 27

X = 27 : 9

X = 3

Dạng 5: Tìm X có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau

Ví dụ: Tìm X
Ví dụ 1:

a) (X – 3) : 5 = 34

(X – 3) = 34 x 5

X – 3 = 170

X = 170 + 3

X = 173

b) (X + 23) : 8 = 22

X + 23 = 22 x 8

X + 23 = 176

X = 176 – 23

X = 153

c) (45 – X) : 3 = 15

45 – X = 15 x 3

45 – X = 45

X = 45 – 45

X = 0

d) (75 + X) : 4 = 56

75 + X = 56 x 4

75 + x = 224

X = 224 – 75

X = 149

Ví dụ 2:

a) (X – 5) x 6 = 24 x 2

(X – 5) x 6 = 48

(X – 5) = 48 : 6

X – 5 = 8

X = 8 + 5

X = 13

b) (47 – X) x 4 = 248 : 2

(47 – X) x 4 = 124

47 – X = 124 : 4

47 – X = 31

X = 47 – 31

X = 16

c) (X + 27) x 7 = 300 – 48

(X + 27) x 7 = 252

X + 27 = 252 : 7

X + 27 = 36

X = 36 – 27

X = 9

d) (13 + X) x 9 = 213 + 165

(13 + X) x 9 = 378

13 + X = 378 : 9

13 + X = 42

X = 42 – 13

X = 29

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *