I. Phương pháp giải
Để nhận biết vị trí điểm A với đường tròn (O;R), ta so sánh độ dài đoạn thẳng OA với bán kính R.
+ Nếu OA = R thì điểm A ∈ (O; R).
+ Nếu OA < R thì điểm A nằm bên trong (O; R).
+ Nếu OA > R thì điểm A nằm bên ngoài (O; R).
*Lưu ý: Nếu điểm A thuộc hình tròn (O;R) thì OA ≤ R.
II. Bài tập vận dụng
Bài 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Nếu điểm P thuộc đường tròn (O;R) thì OP = R;
b) Nếu điểm P thuộc hình tròn (O;R) thì OP < R; c) Nếu điểm P nằm bên trong đường tròn (O;R) thì OP > R;
Bài 2. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Nếu điểm M thuộc hình tròn (O;R) thì OM ≤ R;
b) Nếu điểm M thuộc đường tròn (O;R) thì OM < R; c) Nếu điểm P nằm bên ngoài đường tròn (O;R) thì OM > R;
Bài 3. Cho hình vẽ sau, điền vào chỗ trống cho đúng:
a) Các điểm nằm trên đường tròn (O) là:…
b) Các điểm nằm bên ngoài đường tròn (O) là: …
c) Các điểm nằm bên trong đường tròn (O) là: …
d) Các dây của đường tròn (O) là: …
e) Đường kính của đường tròn (O) là: …
Bài 4. Cho hình vẽ sau, điền vào chỗ trống cho đúng:
a) Các điểm nằm trên đường tròn (O) là: …
b) Các điểm nằm bên ngoài đường tròn (O) là: …
c) Các điểm nằm bên trong đường tròn (O) là: …
d) Các dây của đường tròn (O) là: …
e) Đường kính của đường tròn (O) là: …
Bài 5. Cho AB = 4cm.
a) Những điểm cách A một khoảng 1,5cm thì nằm ở đâu ? Những điểm cách B một khoảng 2cm thì nằm ở đâu ?
b) Có điểm nào vừa cách A là 1,5cm; vừa cách B là 2 cm không ?
Hướng dẫn
a) Những điểm cách A một khoảng 1,5cm thì nằm trên đường tròn (A; 1,5cm).
Những điểm cách B một khoảng 2cm thì nằm trên đường tròn (B; 2cm)
b) Hai đường tròn (A; 1,5cm) và (B; 2cm) không có điểm chung nên không có điểm nào vừa cách A là 1,5cm vừa cách B là 2cm.
*Download file Bài tập nhận biết vị trí của một điểm với đường tròn bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.