Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 7 – Tuần 23: Số trung bình cộng. Luyện tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
Bài 1: Điểm kiểm tra môn Toán 1 tiết của lớp 7A được bạn lớp trưởng ghi lại ở bảng sau:
3 | 8 | 5 | 9 | 10 | 5 | 10 | 7 | 5 | 8 |
5 | 7 | 3 | 4 | 10 | 6 | 3 | 5 | 6 | 9 |
6 | 4 | 5 | 6 | 7 | 5 | 8 | 7 | 8 | 5 |
8 | 6 | 8 | 9 | 10 | 6 | 9 | 10 | 10 | 6 |
5 | 7 | 4 | 8 | 8 | 9 | 5 | 6 | 7 | 4 |
a. Nêu dấu hiệu và lập bảng “tần số”;
b. Tính điểm trung bình cộng của lớp 7A;
c. Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 2: Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm của 60 công nhân được cho trong bảng sau ( tính bằng phút ):
Thời gian (x) | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số (n) | 2 | 2 | 3 | 5 | 6 | 19 | 9 | 14 | N = 60 |
Tính thời gian trung bình hoàn thành một loại sản phẩm.
Bài 3: Điểm số của lớp 7C trong bài kiểm tra môn Địa lí được ghi lại ở bảng sau:
7 | 6 | 8 | 9 | 4 | 3 | 8 | 7 | 7 | 6 | 5 | 6 | 4 | 8 |
10 | 9 | 7 | 6 | 6 | 5 | 3 | 8 | 7 | 7 | 6 | 7 | 8 | 10 |
5 | 5 | 4 | 9 | 10 | 5 | 6 | 7 | 7 | 6 | 8 | 9 |
a. Nếu dấu hiệu và lập bảng “tần số”;
b. Tính điểm trung bình cộng môn Địa lí của lớp 7C;
c. Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 4: Bảng sau nêu tốc độ tăng trưởng GDP của 8 nước ( đơn vị : % ) năm 2002:
Nước | Mỹ | Pháp | Anh | Ý | Úc | Hà Lan | Đan Mạch | Thụy Điển |
Tốc độ tăng GDP | 2,4 | 1,0 | 1,6 | 0,4 | 3,6 | 3,0 | 1,6 | 1,7 |
Tính tốc độ tăng GDP bình quân của 8 nước trên.
Bài 5: Tiền bán cam của một cửa hàng trong một ngày như sau:
Số lượng (kg) | Giá bán (nghìn đồng/kg) |
15 | 18 |
21 | 20 |
8 | 24 |
Tính giá bán trung bình 1kg cam của cửa hàng đã bán.
Bài 6: Cho tam giác ABC ( AB < AC ). Gọi I là trung điểm của BC. Qua điểm I vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt tia phân giác của $ \widehat{{BAC}}$ tại M.
a. Chứng minh MB = MC.
b. Kẻ MH vuông góc với đường thẳng AB, kẻ MK vuông góc với đường thẳng AC. Chứng minh MH = MK.
c. Chứng minh AC – AB = 2.KC.
Bài 7: Cho △ABC cân tại A. Từ B và C kẻ đường thẳng vuông góc với AB và AC, chúng cắt nhau tại I.
a. Chứng minh IB = IC.
b. Lấy M là trung điểm của AI. Chứng minh MB = MC.
c. Chứng minh AI vuông góc với BC.
Bài 8: Cho △ABC. Phân giác góc A và góc B cắt nhau tại I. Kẻ IM $ \bot $ AB ( M$ ~\in ~$AB ), kẻ IN $ \bot $ BC ( N$ ~\in ~$BC ), kẻ IQ $ \bot $ AC ( Q $ \in $ AC ).
a. Chứng minh △IMA = △IQA;
b. Chứng minh IM = IN = IQ.
Bài 9: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của $ \widehat{{ABC}}$ cắt AC tại D. Kẻ DK vuông góc với BC.
a. Chứng minh DA = DK.
b. Kẻ AH vuông góc với BC. Chứng minh tia AK là phân giác của $ \widehat{{HAC}}$.
Bài 10: Cho tam giác ABC, AH vuông góc với BC, AH = 12cm, AB = 15cm, CH = 16cm.
a. Tính độ dài BH, AC.
b. Tam giác ABC là tam giác vuông hay không ? Vì sao ?
* Download file word: PHIẾU BÀI TẬP TOÁN LỚP 7 – TUẦN 23.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây: