Phiếu bài tập Toán lớp 7 – Tuần 36

Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 7 – Tuần 36: Ôn tập cuối năm.

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) $ \left[ {\dfrac{1}{3}.\left( {\dfrac{6}{5}-\dfrac{9}{4}} \right)-\dfrac{7}{5}.\left( {\dfrac{{15}}{{14}}+\dfrac{5}{7}} \right)} \right]:\left( {\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}+\dfrac{5}{6}} \right);$

b) $ \dfrac{1}{5}:\dfrac{3}{{10}}+\dfrac{5}{6}.\left( {\dfrac{{12}}{5}-\dfrac{6}{{25}}+\dfrac{{18}}{{75}}} \right)-\dfrac{{18}}{{17}}:\dfrac{9}{{34}};$

c) $ \dfrac{1}{2}+\dfrac{5}{{28}}:\left( {\dfrac{5}{{-7}}} \right)-\dfrac{5}{2}+\dfrac{{27}}{{62}}:\dfrac{9}{{31}}-\dfrac{1}{5}.\left( {\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}} \right);$

d) $ \dfrac{7}{{20}}:\left( {\dfrac{5}{2}-\dfrac{9}{{20}}} \right)-\dfrac{7}{{20}}:\left( {\dfrac{{12}}{5}+\dfrac{5}{2}} \right).$

Bài 2: Tìm x, biết:

a) |x – 3| – 6 = 2x; b) $ \left| {x^{2}-1} \right|=\left( {x-1} \right)\left( {x+1} \right);$

b) (x + 1)(x – 5) > 0; d) $ \dfrac{{5-x}}{{x-1}}<0.$

Bài 3: Cho A = (x + 3)(x – 5) và $ B=2x^{2}-6x$. Tìm các giá trị của x để A < 0 và B > 0.

Bài 4: Số tiền phải trả cho ba người đánh máy một bản thảo là 416 000 đồng. Người thứ nhất làm việc trong 16 giờ, mỗi giờ đánh được 3 trang ; người thứ hai làm việc trong 12 giờ, mỗi giờ đánh được 3 trang ; người thứ ba làm việc trong 5 giờ, mỗi giờ đánh được 4 trang. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu tiền?

Bài 5: Cho hàm số y = f(x) = -ax.

a) Biết đồ thị hàm số đi qua điểm M( -2;5). Tìm a và vẽ đồ thị hàm số đó;

b) Trong ba điểm sau đây A(1; -2,5); B(3 ; 7,5) và C(-4 ; 10), điểm nào thuộc đồ thị hàm số?

Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE vuông góc với BC ( E thuộc BC ). Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh rằng:

a) BD là đường trung trực của AE;

b) DF = DC.

Bài 7: Cho tam giác ABC vuông tại A, góc B có số đo $ 60^{o}$. Vẽ AH vuông góc với BC tại H.

a) So sánh AB và AC; BH và HC;

b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia HA sao cho HD = HA. Chứng minh △AHC = △DHC;

c) Tính số đo của góc BDC.

Bài 8: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E, kẻ MF vuông góc với AC tại F.

a) Chứng minh △BEM = △CFM

b) Chứng minh AM là trung trực của EF.

c) Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Chứng minh rằng 3 điểm A, M, D thẳng hàng.

Bài 9: Cho △ABC có $ \hat{B}=90^{o}$, AD là tia phân giác của $ \hat{A}~\left( {D\in BC} \right)$. Trên tia AC lấy điểm E sao cho AB = AE; kẻ BH $ \bot $ AC ( H $ \in $ AC ). Chứng minh:

a) △ABD = △AED; DE $ \bot $

b) AD là đường trung trực của đoạn thẳng BE.

Bài 10: Cho △ABC, M là trung điểm của BC. Kẻ AH $ \bot $ BC ( H $ \in $ BC ). Lấy điểm D sao cho M là trung điểm AD. Lấy điểm K sao cho H là trung điểm của AK. Nối BK, CD.

a) Chứng minh $ \widehat{{BAK}}=\widehat{{BKA}};$

b) Chứng minh BK = CD;

c) Chứng minh KD vuông góc với AK.
* Download file word: PHIẾU BÀI TẬP TOÁN LỚP 7 – TUẦN 36.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *