KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Giá trị của một biểu thức đại số:
Muốn tính giá trị của một biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta thay giá trị của các biến vào rồi thực hiện các phép tính.
2. Lưu ý:
– Ta luôn tính được giá trị của biểu thức nguyên tại mọi giá trị của biến
– Đối với những biểu thức phân, ta chỉ tính được giá trị của biểu thức tại những giá trị của biến làm cho mẫu khác không.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) $\displaystyle x^{2}-x+\frac{1}{4}$ tại $x=2$
b) $\displaystyle 2 x+\frac{3}{4}-\frac{y\left(x^{2}-2\right)}{x y+y}$ tại $x=0 ; y=1$
Bài giải:
a) Thay $x=2$ vào biểu thức, ta được:
$\displaystyle x^{2}-x+\frac{1}{4}=2^{2}-2+\frac{1}{4}=4-2+\frac{1}{4}=2+\frac{1}{4}=\frac{9}{4}$
Vậy giá trị của biểu thức $\displaystyle x^{2}-x+\frac{1}{4}$ tại điểm $x=2$ là $\displaystyle\frac{9}{4}$
b) Tương tự thay $x=0 ; y=1$ vào biểu thức, ta được:
$\displaystyle 2 x+\frac{3}{4}-\frac{y\left(x^{2}-2\right)}{x y+y}=2.0+\frac{3}{4}-\frac{1\left(0^{2}-2\right)}{0.1+1}=\frac{3}{4}+\frac{2}{1}=2 \frac{3}{4}$
Vậy giá trị của biểu thức trên tại điểm $x=0 ; y=1$ là $\displaystyle 2 \frac{3}{4}$