Thực hành xem đồng hồ

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Thực hành xem đồng hồ

– Biết cách xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.

– Tính được khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ bất kì

CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho

– Xác định vị trí của kim giờ và kim phút để đọc được giờ mà đồng hồ đang chỉ.

+) Giờ tròn: Kim phút chỉ vào 12, kim giờ chỉ vào đúng số nào thì em đọc giờ theo số đó.

+) Giờ lẻ:

Mỗi khoảng của hai số liên tiếp trên mặt đồng hồ là 5 phút.

Tính số giờ đã trôi qua bằng cách nhẩm từ vị trí số 12 đến vị trí kim phút đang chỉ có bao nhiêu khoảng.

– Giờ có 30 phút đọc là giờ rưỡi

– Giờ có số phút lớn hơn 30 còn có thể đọc bằng giờ kém. Xác định còn bao nhiêu phút nữa thì đến giờ nguyên kế tiếp.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý

– Xác định của kim giờ và kim phút của giờ cho trước.

– Quay các kim đến vị trí cần thiết.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều

– Giờ của buổi chiều có thể đọc theo kiểu 24 giờ bằng cách lấy giờ mà đồng hồ đang chỉ cộng với 12.

Dạng 4: Đọc giờ theo hai cách

Các giờ chỉ 30 phút hoặc quá 30 phút thì em có thể đọc theo giờ rưỡi hoặc giờ kém.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua

– Đếm hoặc nhẩm số giờ và số phút đã trôi qua giữa hai giờ.

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: 5 giờ chiều còn có thể đọc là 17 giờ.

Ví dụ 2:

–  Từ 1 giờ chiều đến 5 giờ chiều đã trôi qua 4 giờ (5 – 1 = 4)

– Từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều đã trôi qua 3 giờ. (15 – 12 =3 )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *