Cách tính nguyên hàm phân thức

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Để tính nguyên hàm phân thức các em cần áp dụng các công thức dưới đây.

Công thức nguyên hàm phân thức

$ \int \dfrac{1}{x} d x=\ln |x|+C$

$ \int \dfrac{1}{x+a} d x=\ln |x+a|+C$

$ \int \dfrac{1}{x-a} d x=\ln |x-a|+C$

$ \int \dfrac{1}{k x+a} d x=\dfrac{1}{k} \ln |k x+a|+C$

$ \int \dfrac{1}{k x-a} d x=\dfrac{1}{k} \ln |k x-a|+C$

Cách tính nguyên hàm phân thức

Để tính được nguyên hàm của các hàm phân thức các em xem ví dụ có lời giải dưới đây.

Bài 1: Cho $ \dfrac{1}{(x+2)(x-5)(x+4)}=\dfrac{A}{(x+2)}+\dfrac{B}{(x-5)}+\dfrac{C}{(x+4)}$. Khi đó tổng S = A + B + C bằng

A. $ \dfrac{1}{18}$

B. $0$

C. $ \dfrac{1}{14}$

D. $-\dfrac{1}{63}$

Giải:

$ \dfrac{1}{(x+2)(x-5)(x+4)}=\dfrac{A}{(x+2)}+\dfrac{B}{(x-5)}+\dfrac{C}{(x+4)}$

$ \Rightarrow A(x-5)(x+4)+B(x+2)(x+4)+C(x+2)(x-5)=1$

$+) x=-2 \Rightarrow-14 A=1$

$ \Rightarrow A=-\dfrac{1}{14}$

$+) x=5 \Rightarrow 63 B=1$

$ \Rightarrow B=\dfrac{1}{63}$

$+) x=-4 \Rightarrow 18 C=1$

$ \Rightarrow C=\dfrac{1}{18}$

$ \Rightarrow A+B+C=0$

⇒ Chọn đáp án B.

Ví dụ 2. Tìm $ \int \dfrac{\mathrm{d} x}{x^{2}-3 x+2}$ là:

A. $ \ln \dfrac{1}{x-2}-\ln \dfrac{1}{x-1}+C$

B. $ \ln \left|\dfrac{x-2}{x-1}\right|+C$

C. $ \ln \left|\dfrac{x-1}{x-2}\right|+C$

D. $ \ln (x-2)(x-1)+C$

Giải:

$ \int \dfrac{d x}{x^{2}-3 x+2}=\int \dfrac{d x}{(x-1)(x-2)}$

$=\int\left(\dfrac{1}{x-2}-\dfrac{1}{x-1}\right) d x$

$=\ln |x-2|-\ln |x-1|+C$

$=\ln \left|\dfrac{x-2}{x-1}\right|+C$

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 3: Cho $ I=\int{{\dfrac{{5-3x}}{{\left( {{{x}^{2}}-5x+6} \right)\left( {{{x}^{2}}-2x+1} \right)}}}}dx=\dfrac{a}{{x-1}}-\ln \left| {\dfrac{{x-b}}{{x-2}}} \right|+C$. Khi đó $P = 2a + b$ bằng:

A. 0            B. 1              C. 2               D. 3

Giải:

$I=\int \dfrac{\left(x^{2}-5 x+6\right)-\left(x^{2}-2 x+1\right)}{\left(x^{2}-5 x+6\right)\left(x^{2}-2 x+1\right)} d x=\int \dfrac{d x}{(x-1)^{2}}-\int \dfrac{d x}{(x-2)(x-3)}$

$=\int \dfrac{d x}{x^{2}-2 x+1}-\int \dfrac{d x}{x^{2}-5 x+6} \quad I=\int(x-1)^{-2} d x-\int\left(\dfrac{1}{x-3}-\dfrac{1}{x-2}\right) d x$

$=\dfrac{x^{-1}}{-1}-(\ln |x-3|-\ln |x-2|)+C$

$=\dfrac{-1}{x-1}-\ln \left|\dfrac{x-3}{x-2}\right|+C$

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 4: Cho $I=\int \dfrac{x^{2}+1}{x^{2}(x+1)} d x=a \ln |x+1|-\dfrac{1}{x}+b \ln | x+c$. Khi đó $P = 2(a + b)c$ bằng

A. 2              B. −2                  C. 1                  D. 0

Giải:

$I=\int \dfrac{x^{2}+1}{x^{2}(x+1)} d x=\int \dfrac{x^{2}+(x+1)-x}{x^{2}(x+1)} d x$

$=\int\left(\dfrac{1}{x+1}+\dfrac{1}{x^{2}}-\dfrac{1}{x(x+1)}\right) d x$

$=\int\left[\dfrac{1}{x+1}+\dfrac{1}{x^{2}}-\left(\dfrac{1}{x}-\dfrac{1}{x+1}\right)\right] d x$

$=\int\left[\dfrac{2}{x+1}+\dfrac{1}{x^{2}}-\dfrac{1}{x}\right] d x$

$=2 \ln |x+1|-\dfrac{1}{x}-\ln |x|+C$

$ \Rightarrow a=2, b=-1, c=0 \Rightarrow P=0$

Suy ra $a=-1 ; b=3 \Rightarrow P=2 a+b=1$

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 5: Tìm hàm số f(x)= x2 + ax + ln |bx+ 1| + c biết $ {{f}^{\prime }}(x)=\dfrac{{4{{x}^{2}}+4x+3}}{{2x+1}}$ và f(0) = 1. Khi đó S = (2a − b)3.c bằng

A. 0

B. $1 \quad$

C. $ \dfrac{2}{3}$

D. 4

Giải:

Ta có:

$ f(x)=\int{{\dfrac{{4{{x}^{2}}+4x+3}}{{2x+1}}}}dx$

$ =\int{{\left( {2x+1+\dfrac{2}{{2x+1}}} \right)}}dx$

$=x^{2}+x+\ln |2 x+1|+c$

Mà $f(0)=1$ nên $c=1 .$ Khi dó, $f(x)=x^{2}+x+\ln |2 x+1|+1$

Suy ra $ \text{a}=1,\text{b}=2,\text{c}=1$ nên $ \mathrm{S}=(2 \mathrm{a}-\mathrm{b})^{3} \mathrm{c}=0$

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *