Các hàm số lượng giác

1. Hàm số $y=\sin x$

Có TXĐ $D=R$, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì $2 \pi$, nhận mọi giá trị thuộc đoạn $[-1 ; 1]$.

– Đồng biến trên mỗi khoảng $\displaystyle\left(-\frac{\pi}{2}+k 2 \pi ; \frac{\pi}{2}+k 2 \pi\right)$ và nghịch biến trên mỗi khoảng $\displaystyle\left(\frac{\pi}{2}+k 2 \pi ; \frac{3 \pi}{2}+k 2 \pi\right)$

Có đồ thị đi qua điểm $O(0 ; 0)$

2. Hàm số $y=\cos x$

– Có TXĐ $D=R$, là hàm số chẵn, tuần hoàn với chu kì $2 \pi$, nhận mọi giá trị thuộc đoạn $[-1 ; 1]$.

– Đồng biến trên mỗi khoảng $\displaystyle (-\pi+k 2 \pi ; k 2 \pi)$ và nghịch biến trên mỗi khoảng $\displaystyle (k 2 \pi ; \pi+k 2 \pi)$

– Có đồ thị đi qua điểm $(0 ; 1)$

Các hàm số lượng giác

Đồ thị hàm số sin và cosin

3. Hàm số $y=\tan x$

Có TXĐ $\displaystyle D=R \backslash\left\{\frac{\pi}{2}+k \pi, k \in Z\right\}$, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì $\pi$, nhận mọi giá trị thuộc $R$.

Các hàm số lượng giác

Đồ thị hàm số tan

Đồng biến trên mỗi khoảng $\displaystyle\left(-\frac{\pi}{2}+k \pi ; \frac{\pi}{2}+k \pi\right)$.

4. Hàm số $y=\cot x$

– Có TXĐ $\displaystyle D=R \backslash\{k \pi, k \in Z\}$, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì $\pi$, nhận mọi giá trị thuộc $R$.

Các hàm số lượng giác

Đồ thị hàm số cot

– Nghịch biến trên mỗi khoảng $\displaystyle (k \pi ; \pi+k \pi)$.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *