Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là gì?

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là gì? Bộ luật thành văn do ai ban hành? Bộ luật thành văn có tác dụng như thế nào?

Bộ Luật thành văn là gì?

Bộ Luật thành văn là một tập hợp các quy tắc xử sự được ghi nhận hay quy định trong một hình thức văn bản nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo  đúng trình tự và thẩm quyền tại một thời điểm nhất định.

Luật thành văn là Luật được viết ra thay vì truyền miệng, và nó được viết bởi cơ quan lập pháp.

Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta

Theo đại Việt sử ký toàn thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật “Hình thư”. Bộ luật này được ban hành dưới thời vua Lý Thái Tông (vị vua thứ 2 của thời nhà Lý, vị trì từ năm 1028-1054). Đây là bộ luật được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo của Đường luật (Trung Quốc).

Bộ luật hình thư gồm 3 quyển, quy định về tổ chức của triều đình quân đội hệ thống quan lại. Ngoài ra, còn có những quy định về các biện pháp trừng trị đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, bộ luật này còn quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản,…Bộ luật hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

Một số quy định trong bộ luật Hình thư

– Cấm dân chúng mổ trâu bò để giết thịt, ai phạm tội sẽ bị xử lí rất nặng. Người giết trâu bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội rất nặng, có thể bị phạt gậy lẫn phạt tiền.

– Không được lấy con gái nhà dân, không được xăm mình, người nào phạm tội sẽ bị sung công.

– Ai trộm lúa của người dân sẽ bị đánh 100 trượng. Nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.

Ngoài những quy định trên thì bộ luật Hình thư còn có những quy định khác.

Sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và những người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền. Tuy nhiên, đối với 10 tội nặng nhất dưới đây khi phạm tội sẽ bị xử lí rất nặng, không cho chuộc tội, bao gồm:

– (1) Mưu phản: làm nguy xã tắc

– (2) Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết

– (3) Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc

– (4) Ác nghịch: đánh giết ông bà, cha mẹ

– (5) Bất đạo: giết người vô tội

– (6) Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua

– (7) Bất hiếu: mắng chửi hoặc không để tang ông bà, cha mẹ

– (8) Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần

– (9) Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha

– (10) Nội loạn: thông dân với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha.

Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư

Sự cần thiết

Trước kia việc kiện tụng trong nước rất phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp kêu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Chính vì vậy, việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.

Tác dụng

Bộ luật Hình thư ra đời có một số tác dụng như sau:

– Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

– Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị. Có cách xử phạt riêng đối với những người phạm tội.

– Bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân, cải thiện đời sống cho nhân dân, đất nước được yên bình, ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *