Bài tập Tết – Toán lớp 3 có đáp án

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Bài tập môn Toán lớp 3 Tết năm 2022.

Đề ôn tập môn Toán lớp 3 nghỉ Tết.

Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 1

I-Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ

Bài 1: Đọc số sau XX:

A. Mười

B. Hai mươi

C. Mười hai

D. Mười lăm

Bài 2: Giá trị của biểu thức 315 + 126 : 3 là bao nhiêu?

A. 257

B. 357

C. 147

D. 247

Bài 3. Chữ số 8 trong số 1896 có giá trị là bao nhiêu?

A. 8

B. 80

C. 800

D. 8000

Bài 4. Chữ số hàng chục nghìn trong số 79356 là:

A. 6

B. 5

C. 9

D. 7

Câu 5: Một cái sân hình vuông có cạnh là 6 m. Hỏi diện tích cái sân đó là bao nhiêu mét vuông

A. 24 m2

B. 20 m2

C. 30 m2

D. 36 m2

Câu 6: 5m 5cm= …cm

A. 55

B. 505

C. 550

D. 505cm

II-Tự luận: ( 7 điểm)

Bài 1: ( 2 điểm) Đặt tính rồi tính:

a/ 67538 + 4255

b/ 89354 – 76329

c/ 13246 5

d/ 56712 : 8

Bài 2: ( 1 điểm) Đặt Tìm x

a) 2867 – x = 2 388

b) 189 : x = 9

Bài 3: (1 điểm) Tính giá trị biểu thức

a) 89 x 2 + 130 =

b) 832 – 816 : 8 =

Bài 4: (3 điểm) : Tính nhanh giá trị cảu biểu thức:

56 x 9 – 56 x 3 – 56 x 4 – 56

Đáp án Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 1

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B C C D B

II-Tự luận: (7 điểm)

Bài 1 (2 điểm)

a/ 71793

b/ 13025

c/ 66230

d/7089

Bài 2: Tìm x ( 1 điểm)

a) 2867 – x = 2 388

x = 2867 – 2 388

x = 479

b) 189 : x = 9

x = 189 : 9

x = 21

Bài 3: (1 điểm) Tính giá trị biểu thức

a) 89 x 2 + 130 = 178 + 130

= 308

b) 832 – 816 : 8 = 832 – 102

= 730

Bài 4 (3 điểm)

56 x 9 – 56 x 3 – 56 x 4 – 56 = 56 x ( 9 – 3 – 4 – 1)

= 56 x 1

= 56

Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 2

Bài 1: Tính:

a) 85 + 25 × 2

= ………………………

= ………………………

b) 119 + (7 × 5) – 34

= ………………………

= ………………………

= …………………………..

c) 40 × 6 : 8

= ………………………

= ………………………

d) 201 – 81 : 9 × 7

= ………………………

= ………………………

= …………………………..

Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Một xe máy trong 4 giờ đầu, mỗi giờ đi được 35 km. Trong 5 giờ sau, mỗi giờ đi được 42km. Hỏi xe máy đã đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

A. 350km

B. 450km

C. 455km

D. 540km

Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Giá trị của biểu thức 375 – 67 + 185 : 5 × 7 là:

A. 500

B. 516

C. 566

D. 567

Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S.

a) (81 : 9 × 3) + 178 = 205

(81 : 9 × 3) + 178 = 250

b) 639 – 129 : 3 × 4 = 466

639 – 129 : 3 × 4 = 467

Bài 5: Một cửa hàng có 885kg gạo nếp và 7 bao gạo tẻ. Mỗi bao gạo tẻ nặng 52kg. Ngày đầu cửa hàng đã bán được 267kg gạo nếp. Hỏi số gạo nếp còn lại nhiều hơn gạo tẻ là bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài giải

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Đáp án Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 2

Bài 1:

Phương pháp giải:

– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân, chia trước; phép tính cộng, trừ sau.

– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách giải:

a) 85 + 25 × 2

= 85 + 50

= 135

b) 119 + (7 × 5) – 34

= 119 + 35 – 34

= 154 – 34

= 120

c) 40 × 6 : 8

= 240 : 8

= 30

d) 201 – 81 : 9 × 7

= 201 – 9 × 7

= 201 – 63

= 138

Bài 2:

Phương pháp giải:

– Tính quãng đường đi được trong 4 giờ đầu.

– Tính quãng đường đi được trong 5 giờ sau.

– Tính quãng đường xe máy đi được.

Cách giải:

Quãng đường xe máy đi được trong 4 giờ đầu là:

35 × 4 = 140 (km)

Quãng đường xe máy đi được trong 5 giờ sau là:

42 × 5 = 210 (km)

Quãng đường xe máy đã đi được là:

140 + 210 = 350 (km)

Đáp số: 350km.

=> Đáp án cần chọn là A.

Bài 3:

Phương pháp giải:

– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân, chia trước; phép tính cộng, trừ sau.

– Biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải:

375 – 67 + 185 : 5 × 7

= 375 – 67 + 37 × 7

= 375 – 67 + 259

= 308 + 259

= 567

=> Đáp án cần chọn là D.

Bài 4:

Phương pháp giải:

Tính giá trị biểu thức để kiểm tra kết quả.

– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân, chia trước; phép tính cộng, trừ sau.

– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách giải:

a) ( 81 : 9 × 3 ) + 178

= ( 9 × 3 ) + 178

= 27 + 178

= 205

b) 639 – 129 : 3 × 4

= 639 – 43 × 4

= 639 – 172

= 467

Vậy ta có kết quả như sau:

a) (81 : 9 × 3) + 178 = 205 ⇒Đ

(81 : 9 × 3) + 178 = 250 ⇒S

b) 639 – 129 : 3 × 4= 466 ⇒S

639 – 129 : 3 × 4= 467 ⇒Đ

Bài 5:

Phương pháp giải:

– Tìm số ki-lô-gam gạo tẻ = cân nặng của 1 bao × bao số gạo tẻ.

– Tìm số ki-lô-gam gạo nếp còn lại = số gạo nếp ban đầu – số gạo nếp đã bán.

– Tìm số ki-lô-gam gạo nếp còn lại hơn gạo tẻ = số gạo nếp còn lại – số gạo tẻ cửa hàng có.

Cách giải:

Bài giải

Cửa hàng có số ki-lô-gam gạo tẻ là:

52 × 7 = 364 (kg)

Sau khi bán, cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo nếp là:

885 – 267 = 618 (kg)

Số gạo nếp còn lại nhiều hơn gạo tẻ số ki-lô-gam là:

618 – 364 = 254 (kg)

Đáp số: 254kg gạo.

Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 3

Câu 1: Tính:

a, 4 × 8 + 26

b, 6 × 6 – 25

Câu 2: Đặt tính rồi tính:

a, 29 × 7

b, 46 : 5

d, 783 + 25

Câu 3: Lớp 3A trồng được 27 cây. Lớp 3B trồng được số cây gấp 4 lần số cây lớp 3A. Hỏi cả 2 lớp trồng được bao nhiêu cây?

Câu 4: An năm nay 8 tuổi. Chị của An có số tuổi gấp đôi số tuổi An. Hỏi 2 chị em có tổng số tuổi là bao nhiêu?

Câu 5: Có 3 bao thóc, mỗi bao chứa 31kg thóc. Người ta bán đi 48kg. Hỏi còn lại bao nhiêu kg thóc?

Đáp án Bài tập Tết môn Toán lớp 3 số 3

Câu 1: Tính:

a, 4 × 8 + 26 = 32 + 26 = 58

b, 6 × 6 – 25 = 36 – 25 = 11

Câu 2: Đặt tính rồi tính:

Câu 3.

Lớp 3B trồng được số cây là:

27 × 4 = 108 (cây)

Cả hai lớp trồng được số cây là:

27 + 108 = 135 (cây)

Đáp số: 135 cây

Câu 4.

Chị của An có số tuổi là:

8 × 2 = 16 (tuổi)

Tổng số tuổi của hai chị em là:

8 + 16 = 24 (tuổi)

Đáp số: 24 tuổi

Câu 5.

3 bao thóc chứa số kg thóc là:

31 × 3 = 93 (kg)

Sau khi bán 48kg thóc thì còn lại số thóc là:

93 – 48 = 45 (kg)

Đáp số: 45kg thóc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *