Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 7 – Tuần 24: Ôn tập chương 3. Luyện tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Số trung bình:
- Không được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu.
- Được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu.
- Không dùng để so sánh cho các dấu hiệu cùng loại.
- Cả 3 câu A, B, C đều sai.
Bài 2: Điều tra năng suất lúa xuân tại 30 hợp tác xã trong một huyện người ta thu được bảng sau ( tính theo tạ/ha ):
30 | 35 | 45 | 40 | 35 | 35 |
35 | 30 | 45 | 30 | 40 | 45 |
35 | 40 | 40 | 45 | 35 | 30 |
40 | 40 | 40 | 35 | 45 | 30 |
45 | 40 | 35 | 45 | 45 | 40 |
- Dấu hiệu ở đây là gì?
- Lập bảng “tần số”.
- Dựng biểu đồ đoạn thẳng.
- Tính số trung bình cộng.
Bài 3: Số cân nặng của 50 học sinh lớp 7 được ghi lại trong bảng sau ( tính tròn đến kg):
Số cân xếp theo khoảng | Tần số |
28 | 3 |
30 – 32 | 6 |
32 – 34 | 8 |
34 – 36 | 17 |
36 – 38 | 7 |
38 – 40 | 4 |
40 – 42 | 3 |
45 | 2 |
N = 50 |
- Dấu hiệu ở đây là gì?
- Tính số trung bình cộng.
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng và nhận xét.
Bài 4: Số cân nặng của 45 học sinh lớp 7 được chọn một cách tùy ý trong số học sinh lớp 7 của một trường Trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau ( tính tròn đến kg ):
Số cân (x) | 28 | 30 | 31 | 32 | 36 | 40 | 45 | |
Tần số (n) | 5 | 6 | 12 | 12 | 4 | 4 | 2 | N = 45 |
- Tính số trung bình cộng.
- Tìm mốt.
Bài 5: Sáu đội bóng tham gia một giải bóng đá. Mỗi đội phải đá với mỗi đội khác một trận lượt đi và một trận lượt về.
- Có bao nhiêu trận trong toàn giải?
- Số bàn thắng trong các trận của toàn giải được ghi lại trong bảng sau:
Số bàn thắng (x) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Tần số (n) | 5 | 7 | 8 | 4 | 3 | 1 | N = 28 |
Có bao nhiêu trận không có bàn thắng?
- Tính số bàn thắng trung bình của một trận của cả giải.
- Tìm mốt.
Bài 6: Cho góc xOy khác góc bẹt. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Từ A kẻ đường vuông góc với Ox cắt Oy tại C. Từ B kẻ đường vuông góc với Oy cắt Ox tại D. Gọi M là giao điểm của AC và BD.
- Chứng minh MA = MB;
- Chứng minh OM là phân giác của góc xOy.
- Chứng minh OC = OD.
Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A. I là trung điểm của AB, K là trung điểm của AC.
- Chứng minh BK = CI.
- BK cắt CI tại O. Chứng minh △OIB = △
- Chứng minh AO là phân giác của góc BAC.
Bài 8: Cho △ABC vuông tại A, AH vuông góc với BC. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Kẻ EK vuông góc với AC tại K. Chứng minh rằng AK = AH và EH = EK.
Bài 9: Vẽ một tam giác ABC có $ \hat{A}=90^{o}$, AC = 3cm, $ \hat{C}=60^{o}$. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC.
- Chứng minh △ABD = △
- Tam giác BCD có dạng đặc biệt nào? Vì sao?
- Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AB.
Bài 10: Cho △ABC vuông tại A ( AB < AC). M là điểm thuộc cạnh AC. Kẻ MH $ \bot $ BC ( H$ ~\in ~$BC ), biết MH = HB. Kẻ HK $ \bot $ AC ( K $ \in $ AC ), kẻ HI $ \bot $ AB ( I $ \in $ AB ). Chứng minh:
- HK = HI;
- AH là phân giác của góc BAC.
* Download file word: PHIẾU BÀI TẬP TOÁN LỚP 7 – TUẦN 24.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây: