Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 7 – Tuần 22: Biểu đồ. Định lí py-ta-go.
Bài 1: Kết quả điều tra số con của 40 hộ gia đình thuộc một phường được cho bởi bảng sau:
2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 2 | 1 | 2 |
2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
0 | 2 | 0 | 2 | 2 | 0 | 2 | 3 | 0 | 1 |
2 | 0 | 3 | 2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 2 | 2 |
- Lập bảng “tần số” ngang và dọc.
- Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét.
Bài 2: Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại trong bảng dưới đây:
Giá trị (x) | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số (n) | 2 | 3 | 8 | 10 | 7 | N = 30 |
- Dấu hiệu ở đây là gì?
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng và nhận xét.
Bài 3: Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở một địa phương trong một năm được ghi lại trong bảng dưới đây ( tính theo độ C ):
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ trung bình | 18 | 20 | 28 | 30 | 31 | 32 | 31 | 28 | 25 | 18 | 18 | 17 |
- Dấu hiệu ở đây là gì?
- Hãy lập bảng “tần số”;
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu thị nhiệt độ trung bình trong từng tháng và nhận xét.
Bài 4: Cho biểu đồ đoạn thẳng sau. Hãy lập bảng “tần số”.
Bài 5: Hãy quan sát biểu đồ dân số của nước ta qua tổng điều tra trong thế kỉ XX ở hình vẽ bên ( đơn vị ở các cột là triệu người). Em có nhận xét gì về dân số nước ta trong những năm của thế kỉ XX?
Bài 6: Cho hai đường thẳng d và d’ vuông góc với nhau. Trên đường thẳng d lấy hai điểm A và C. Trên đường thẳng d’ lấy hai điểm B và D.
Chứng minh rằng $latex AB^{2}+DC^{2}=AD^{2}+BC^{2}$
Bài 7: Cho tam giác MNP vuông tại M, có $latex \hat{N}=60^{o}$ và MN = 8cm. Tia phân giác của góc N cắt MP tại K. Kẻ KQ vuông góc với NP tại Q.
- Chứng minh △MNK = △
- Xác định dạng của tam giác MNQ và NKP.
- Tính độ dài cạnh MQ, QP.
Bài 8: Cho tam giác ABC cân tại A, $latex \hat{A}=30^{o}$, BC = 2cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho $latex \widehat{{CBD}}=60^{o}$. Tính độ dài AD.
Bài 9: Cho △ABC cân tại A. Từ B kẻ BD vuông góc với AC ( D thuộc cạnh AC).
- Chứng minh $latex AB^{2}+BC^{2}=CD^{2}+AD^{2}+2BD^{2}.$
- Chứng minh: $latex AB^{2}+BC^{2}+AC^{2}=CD^{2}+2AD^{2}+3BD^{2}.$
Bài 10: Cho △ABC vuông tại A. M là trung điểm của AB. Kẻ MH$latex \bot $BC ( H$latex \in $BC ). Nối CM.
- Chứng minh $latex AC^{2}+MA^{2}=CH^{2}+MH^{2}.$
- Chứng minh $latex CH^{2}-BH^{2}=CM^{2}-BM^{2}.$
- Chứng minh $latex CH^{2}-BH^{2}=AC^{2}.$
* Download file word: PHIẾU BÀI TẬP TOÁN LỚP 7 – TUẦN 22.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây: