TỔNG HỢP BÀI TẬP SỐ HỌC 6 CẢ NĂM
Bài 1: Tìm số tự nhiên x biết:
a) 123 – 5(x + 4) = 38
b) (3x – 24).73 = 3.73
Bài 2: Tìm số tự nhiên x biết nếu lấy nó chia cho 3 rồi trừ đi 4 sau đó nhân với 5 thì được 15
Bài 3: Thực hiện phép tính, sau đó phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố.
a) 52:4.3 + 2.52
b) 5.42 – 18:32
Bài 4: Tìm x ∈ N biết:
a) $ 70\vdots x$ và $ 84\vdots x$ và x > 8
b) $ x\vdots 12$ và $ x\vdots 25$ và 0 < x < 500
Bài 5: Tìm số tự nhiên x biết x < 200 và x chia cho 2 dư 1, x chia cho 3 dư 1, chia cho 5 thiếu 1, và chia hết cho 7.
Bài 6: Thực hiện phép tính:
a) 80 – (4.52 – 3.23)
b) 75 + 25.10 + 25.13 + 180
c) 2448: [119 -(23 -6)]
Bài 7: Tìm số tự nhiên x biết:
a) (2600 + 6400) – 3x = 1200;
b) [(6x – 72):2 – 84].28 = 5628
Bài 8: Cho A = {8; 45} B = {15; 4}
a) Tìm tập hợp C các số tự nhiên x = a + b với a ∈ A và b ∈ B
b) Liệt kê D = {x ∈ N | x = a – b với a ∈ A và b ∈ B}
c) Liệt kê D = {x ∈ N | x = a.b với a ∈ A và b ∈ B}
d) Liệt kê D = {x ∈ N | a = b.x với a ∈ A và b ∈ B}
Bài 9: Cho A = 270 + 3105 + 150. Không thực hiện phép tính xét xem A có chia hết cho 2, 3, 5, 9 không ? Tại sao ?
Bài 10: Tổng sau đây là số nguyên tố hay hợp số ?
a) 2.3.5 + 9.31
b) 5.6.7 + 9.10.11
Bài 11: Điền vào dấu * để số $ \overline{{1*5*}}$ chia hết cho tất cả các số 2,3,5,6,9.
Bài 12: Cho a = 45, b = 204, c = 126
a) Tìm ƯCLN(a,b,c)
b) Tìm BCNN(a,b,c)
Bài 13: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 105m, chiều rộng 60m. Người ta trồng cây quanh vườn sao cho mỗi góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp. (biết khoảng cách đó là số tự nhiên có đơn vị là m) khi đó tổng số cây trồng được là bao nhiêu ?
Bài 14: Số học sinh của một trường khoảng từ 200 đến 400 em. Khi sắp hàng 12, hang 15 và hàng 18 đều thừa 5 em. Tính số học sinh của trường đó.
Bài 15: Cho A = {70; 10}; B = {5; 14}. Viết tập hợp các giá trị của các biểu thức:
a) x + y với x ∈ A và y ∈ B
b) x – y với x ∈ A và y ∈ B và x – y ∈ N
c) x.y với x ∈ A và y ∈ B
d) x: y với x ∈ A và y ∈ B và x: y ∈ N
Bài 16: Cho P là tập hợp các số nguyên tố; A là tập hợp các số tự nhiên chẵn, B là tập hợp các số tự nhiên lẻ.
a)Tìm giao của A và P, của A và B.
b)Biểu diễn quan hệ giữa các tập hợp P, N, N*
Bài 17: Đọc và cho biết cách ghi sau đây đúng hay sai ?
a) -2 ∈ N b) 6 ∈ N c) 0 ∈ N d) 0 ∈ Z e) -1 ∈ N f) -1 ∈ Z
Bài 18: Tìm các số đối của 7; 3; -5; -2; -20 (Ghi lời giải bằng ký hiệu)
Bài 19: Sắp xếp các số nguyên sau đây theo thứ tự:
a) Tăng dần 6; -15; 8; 3; -1; 0
b) Giảm dần -97; 10; 0; 4; – 9; 2000
Bài 20: Tìm số nguyên x biết:
a) – 6 < x < 0 b) – 2< x < 2
Bài 21:
a) Tìm giá trị tuyệt đối của các số 2004, -2005; – 9; 8
b) So sánh |4| với |7|; |-2| với |-5|; |-3| với |8|
Bài 22: Tìm tập hợp các số nguyên x thoả mãn:
a) – 2 < x < 5
b) – 6 ≤ x ≤ – 1
c) 0 < x ≤ 7
d) -1 ≤ x < 6
Bài 23:
a) Tìm các số đối của các số: -7; 2; |-3|; |8|; 9
b) Cho A = {5; -3; 7; -5}
b1) Viết tập hợp B các phần tử của A và số đối của chúng.
b2) Viết tập hợp C các phần tử của A và các giá trị tuyệt đối của chúng.
Bài 24: Tính
a) (-50) + (-10)
b) (-16) + (-14)
c) (-367) + (-33)
d) 43 + (-3)
e) (-25) + 5
f) (-14) + 16
Bài 25: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
a | -1 | -95 | 63 | -14 | 5 | 65 | -5 | ||
b | -9 | 95 | 7 | 6 | |||||
a + b | 0 | 2 | 20 | 0 | 7 | ||||
a – b | 9 | -8 |
Bài 26: Tính nhanh:
a) 248 + (-12) + 2064 + (-236)
b) (-298) + (-300) + (-302)
c) 5 + (-7) + 9 + (-11) +13 + (-15)
d) (-6) + 8 + (-10) + 12 + (-14) + 16
e) 456 + [58 + (-456) + (-38)]
Bài 27: Bỏ dấu ngoặc rồi tính
a) 8 – (3+7)
b) (-5) – (9 – 12)
c) (5674 – 97) + (97 + 18 – 5674)
d) (13 – 135 + 49) – (13 + 49)
e) x + 8 – ( x + 22)
f) – (x + 5) + (x + 10) – 5
Bài 28: Tìm số nguyên x biết:
a) 11 – (15 + 11) = x – (25 – 9)
b) 2 – x = 17 – (-5)
c) x – 12 = (-9) – 15
d) |x| – 7 = 9
e) 9 – 25 = (7 – x) – (25+7)
Bài 29: Tính nhanh (tính bằng cách hợp lý nhất)
a) 25.46 + 54.25 b) 1200:25
c) 1356 – 998 d) 117 + 57-17
Bài 30: Thực hiện phép tính:
a) 34.315 b) 88:88 c) 100-[120 – (15- 5)2 ]
Bài 31: Chứng tỏ rằng 2525 – 2524 chia hết cho 24
Bài 32: Cho các số sau: 1235; 2007; 2010; 108; 58
a) Số nào chia hết cho 5.
b) Số nào chia hết cho 2
c) Số nào chia hết cho 3
d) Số nào chia hết cho 9
e) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
Bài 33: Tìm:
a) ƯCLN(16,24), ƯC(16,24).
b) BCNN(84,108), BC(84,108)
Bài 34: Học sinh lớp 6D khi xếp hàng 4, hàng 6, hàng 9 đều vừa đủ hàng.Biết số học sinh lớp đó trong khoảng 30 đến 50. Tính số học sinh của lớp 6D.
Bài 35: Tính
1) (- 2).(- 7).(- 5) 2) 15 – 22 + (- 17)
3) 25.(- 4) – 20.(- 5) 4) 185 – (49 + 185)
5) (-19).(- 13) + 13.(-29) 6) 79.23 + 21.23
7) 2.(6.42 – 85:5) 8) (-5).8.(-2).3
9) 200 + 32 – (50 +32) 10) 3.(-2)2 + 4.(-5) + 20
11) $ \displaystyle \dfrac{8}{{40}}+ \dfrac{{-36}}{{45}}$
12) $ \displaystyle \dfrac{3}{5} + \dfrac{4}{{-7}}$
13) $ \displaystyle \dfrac{4}{9} – \dfrac{{-5}}{6}$
14) $ \displaystyle \dfrac{6}{7} + \dfrac{1}{7}$.\dfrac{2}{7}$ + \dfrac{1}{7}$.\dfrac{5}{7}$
15) $ \displaystyle \dfrac{4}{9}.\dfrac{{13}}{3}$ – \dfrac{4}{3}$.\dfrac{{40}}{9}$
16) $ \displaystyle 8\dfrac{2}{7} – ( 3\dfrac{4}{9}$ + 4\dfrac{2}{7}$)
17) ($ \displaystyle 10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5}$) – 6\dfrac{2}{9}$
18) $ \displaystyle \dfrac{7}{{19}}.\dfrac{8}{{11}}$ + \dfrac{7}{{19}}.\dfrac{3}{{11}}$ – \dfrac{{26}}{{19}}$
Bài 36: Tìm số nguyên x biết rằng:
1) x – 7 = -5 2) | x | = 3
3) | x | + 5 = 8 4) 8 – x = 12
5) 6x – 39 = 5628: 28 6) 82 + (200 – x) = 123
7) x + 10 = -14 8) 5x – 12 = 48
Bài 37: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn: – 6 < x < 5
Bài 38: Thực hiện phép tính
a) $ \displaystyle 25\%-\dfrac{5}{4}+1\dfrac{5}{6}$
b) $ \displaystyle 75\%:2\dfrac{1}{5}-(0,5)^{2}.(-7)+2,5(7\dfrac{2}{3}-5\dfrac{2}{3})$
c) $ \displaystyle 45:2\dfrac{4}{7}+50\%-1,25$
d) $ \displaystyle 350\%:\dfrac{{105}}{{24}}+4\dfrac{5}{6}:2-(0,5)^{2}.30\%$
e) $ \displaystyle 4\dfrac{2}{5}.0,5-1\dfrac{3}{7}.14\%+(-0,8)$
f) $ \displaystyle 2\dfrac{3}{4}.(-0,4)-1\dfrac{3}{5}.2,75+(-1,2):\dfrac{4}{{11}}$
g) $ \displaystyle 1,4.\dfrac{{15}}{{49}}-(\dfrac{4}{5}+\dfrac{2}{3}):2\dfrac{1}{5}$
h) $ \displaystyle (-3,2).\dfrac{{15}}{{64}}+(0,8-2\dfrac{4}{{15}}):3\dfrac{2}{3}$
i) $ \displaystyle 0,02.\dfrac{{-25}}{2}+\dfrac{3}{8}+(-2\dfrac{9}{{20}}).\dfrac{2}{7}$
j) $ \displaystyle 34\%:\dfrac{{51}}{{16}}-3\dfrac{7}{9}.6,5-(0,4)^{2}$
k) $ \displaystyle 3\dfrac{1}{7}:\left\{ {\left. {\left[ {2-1\dfrac{3}{5}:(\dfrac{4}{3}-1,6)} \right]-25\%} \right\}} \right.$
Bài 39: Tìm $x$
a) $ \displaystyle \dfrac{1}{7}=\dfrac{8}{{-x}}$
b) $ \displaystyle \dfrac{{3x}}{9}=\dfrac{2}{6}$
c) $ \displaystyle 4\dfrac{2}{5}:(-\dfrac{{33}}{{10}})+x=-1\dfrac{5}{6}$
d) $ \displaystyle 45\%.x-2\dfrac{3}{8}=-1\dfrac{{31}}{{40}}$
e) $ \displaystyle (x-2\dfrac{1}{4}):(-\dfrac{5}{6})=3$
f) $ \displaystyle -8:(4\dfrac{1}{5}x+\dfrac{3}{{10}})=4\dfrac{4}{9}$
g) $ \displaystyle 4\dfrac{2}{3}-(\dfrac{3}{5}:x)=-20\%$
h) $ \displaystyle (\dfrac{{13}}{{10}}x-15).-\dfrac{5}{{14}}=3$
i) $ \displaystyle \dfrac{1}{3}.(x+\dfrac{5}{2})=-2$
k) $ \displaystyle (5,5x-44):(-\dfrac{3}{2})=30$
l) $ \displaystyle \dfrac{{11}}{{14}}:(2x+\dfrac{5}{7})=-\dfrac{{11}}{{18}}$
m) $ \displaystyle (0,3+x).2\dfrac{1}{4}=-\dfrac{2}{5}$
n) $ \displaystyle 0,25.x-\dfrac{{27}}{8}.x=\dfrac{3}{4}$
o) $ \displaystyle \dfrac{7}{8}+4\dfrac{1}{2}:x=-\dfrac{{13}}{{40}}$
p) $ \displaystyle 32\%-0,25:x=-3\dfrac{2}{5}$
Bài 40: Lớp 6A có 50 học sinh trong đó có 20% học sinh xếp loại giỏi, số học sinh khá bằng $ \displaystyle \dfrac{6}{5}$ số học sinh giỏi, còn lại là số học sinh trung bình. Tính số học sinh trung bình của lớp 6A?
Bài 41: Lớp 6C có 45 học sinh, trong đó có 20% số học sinh xếp loại giỏi, số học sinh giỏi bằng $ \displaystyle \dfrac{3}{7}$ số học sinh khá, còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh trung bình của lớp 6C?
Bài 42: Trên đĩa có 25 quả táo. Hạnh ăn 24% số táo có trên đĩa, sau đó Hoàng ăn $ \dfrac{4}{{19}}$ số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn mấy quả táo?
Bài 43: Một lớp học có 45 học sinh gồm 3 loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung bình chiếm $ \displaystyle \dfrac{7}{{15}}$ số học sinh cả lớp, số học sinh khá bằng $ \displaystyle \dfrac{5}{8}$ số học sinh còn lại. Tìm số học sinh giỏi của lớp?
Bài 44: Lớp 6D có 50 học sinh xếp thành 4 loại: giỏi, khá trung bình và yếu. Số học sinh giỏi chiếm $ \displaystyle \dfrac{2}{5}$ số học sinh cả lớp. Số học sinh khá chiếm 90% số học sinh giỏi. Số học sinh trung bình gấp 3 lần số học sinh yếu. Tìm số học sinh mỗi loại của lớp 6D?
Bài 45: Một miếng đát có diện tích 320m2 dùng để trồng 3 loại bông: Hồng, Cúc, Thược dược. Diện tích trồng Hồng chiếm $ \displaystyle \dfrac{1}{5}$ diện tích miếng đất. Diện tích trồng Cúc chiếm 60% diện tích còn lại. Tính diện tích trồng mỗi loại bông?
Bài 46: Một khoá học có 120 học viên. Sau khi thi cuối khoá có 20% số học viên là giỏi, số học sinh giỏi bằng $ \displaystyle \dfrac{4}{7}$ số học khá. Số còn lại xếp loại trung bình. Tính số học viên mỗi loại ?
Bài 47: Một khu vuờn hình chữ nhật có chiều rộng là 60m, chiều dài bằng $ \displaystyle \dfrac{4}{3}$ chiều rộng.
a) Tính diện tích đám đất đó.
b) Người ta để $ \displaystyle \dfrac{7}{{12}}$ diện tích đám đất đó trồng cây ăn quả 30% diện tích đất còn lại để đào ao thả cá. Tính diện tích đất đào ao.
Bài 48: Đội văn nghệ khối lớp 6 gồm $ \displaystyle \dfrac{3}{5}$ các bạn đóng kịch, 16 bạn còn lại tham gia múa. Hỏi đội văn nghệ có bao nhiêu bạn?
Bài 49: An đọc một cuốn sách trong ba ngày. Ngày thứ nhất đọc $ \displaystyle \dfrac{1}{3}$ số trang. Ngày thứ hai đọc $ \displaystyle \dfrac{5}{8}$ số trang. Ngày thứ ba đọc nốt 90 trang. Tính xem cuốn sách đó dày bao nhiêu trang?
Bài 50: Một khu vườn hình chữ nhật có 25% chiều dài bằng $ \displaystyle \dfrac{1}{3}$ chiều rộng và bằng 10m. Tính diện tích khu vườn?
*Download file Bài tập số học 6 cả năm file word bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.