Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Mi-li-mét vuông

Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài $1mm$

Mi-li-mét vuông được viết tắt là: $m m^{2}$

Hình vuông $1 \mathrm{~cm}^{2}$ gồm 100 hình vuông $1 \mathrm{~mm}^{2}$

$1 \mathrm{~cm}^{2}=100 \mathrm{~mm}^{2}$

$\displaystyle 1 m m^{2}=\frac{1}{100} c m^{2}$

2. Bảng đơn vị đo diện tích

Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 100 lần, tức là:

– Đơn vị lớn gấp $100$ lần đơn vị bé

– Đơn vị bé bằng $\displaystyle\frac{1}{10}$ đơn vị lớn.

CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích

Phương pháp:

– Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.

– Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.

Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích

Phương pháp: Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị liền nhau hơn (kém) nhau 100 lần.

Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo diện tích

Phương pháp:

– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.

– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện bình thường.

– Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo diện tích với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị diện tích vào kết quả.

Dạng 4: So sánh các đơn vị đo diện tích

Phương pháp:

– Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

– Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Dạng 5: Toán có lời văn

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) $5 d m^{2}=\ldots \mathrm{cm}^{2}$

b) $42 m^{2}=\ldots d m^{2}$

c) $7 d a m^{2} 6 m^{2}=\ldots m^{2}$

d) $356 d m^{2}=\ldots m^{2} \ldots d m^{2}$

Bài giải:

a) $1 d m^{2}=100 \mathrm{~cm}^{2}$ nên $5 d m^{2}=500 \mathrm{~cm}^{2}$

b) $1 m^{2}=100 d m^{2}$ nên $42 m^{2}=4200 d m^{2}$

c) $1 d a m^{2}=100 m^{2}$ nên $7 d a m^{2}=700 m^{2}$

$7 d a m^{2} 6 m^{2}=706 m^{2}$

Vậy $7 \mathrm{dam}^{2} 6 \mathrm{~m}^{2}=706 \mathrm{~m}^{2}$

d) $356 d m^{2}=300 d m^{2}+56 d m^{2}=3 m^{2}+56 d m^{2}=3 m^{2} 56 d m^{2}$

Vậy $356 d m^{2}=3 m^{2} 56 d m^{2}$

Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) $25 d a m^{2}+33 d a m^{2}=\ldots d a m^{2}$

b) $3 \mathrm{~km}^{2}-100 \mathrm{hm}^{2}=\ldots \mathrm{hm}^{2}$

c) $90 h a: 9=\ldots m^{2}$

Bài giải:

a) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị là $d a m^{2}$ nên $25 d a m^{2}+33 d a m^{2}=58 d a m^{2}$ Vộy $25 d a m^{2}+33 d a m^{2}=58 d a m^{2}$

b) $3 \mathrm{~km}^{2}-100 \mathrm{hm}^{2}=300 \mathrm{hm}^{2}-100 \mathrm{hm}^{2}=200 \mathrm{hm}^{2}$

Vậy $3 \mathrm{~km}^{2}-100 \mathrm{hm}^{2}=200 \mathrm{hm}^{2}$

c) $90 h a: 9=10 h a$

Ta có: $1 h a=10000 m^{2}$ nên $10 h a=100000 \mathrm{~m}^{2}$

Vậy $90 h a: 9=100000 \mathrm{~m}^{2}$

Ví dụ 3: Điền dấu $(><,=)$ thích hợp vào chỗ chấm:

a) $36 \mathrm{~km}^{2} \ldots 42 \mathrm{~km}^{2}$

b) $4 d a m^{2} \ldots 41 m^{2}$

Bài giải:

a) Hai số đo đều có cùng đơn vị đo là $\mathrm{km}^{2}$ nên $36 \mathrm{~km}^{2}<42 \mathrm{~km}^{2}$

b) Ta có: $4 \mathrm{dam}^{2}=400 \mathrm{~m}^{2}$

mà $400 \mathrm{~m}^{2}<401 \mathrm{~m}^{2}$

Vậy $4 \mathrm{dam}^{2}<41 \mathrm{~m}^{2}$

Ví dụ 4: Khu rừng thứ nhất có diện tích $820 \mathrm{~m}^{2}$, diện tích khu rừng thứ hai bằng $\displaystyle\frac{1}{2}$ khu rừng thứ nhất. Tính diện tích của cả hai khu rừng đó.

Bài giải:

Diện tích khu rừng thứ hai là:

$\displaystyle 820 \times \frac{1}{2}=410\left(m^{2}\right)$

Diện tích của cả hai khu rừng là:

$820+410=1230\left(m^{2}\right)$

Đáp số: $1230 \mathrm{~m}^{2}$

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *