Tính chất giao hoán của phép nhân

NỘI DUNG BÀI VIẾT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:

Tính chất giao hoán của phép nhân

Ta thấy giá trị của a x b và b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết: a x b = b x a

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Bạn Thắng nói: ” c x d = d x c ” đúng hay sai?

Bài giải:

Bạn thắng nói như vậy là đúng, vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì sẽ không thay đổi.

Ví dụ 2: Cho biểu thức 35511 x 9. Hỏi biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?

A. 9 x 35111

B. 9 x 35511

C. 9 x 31511

D. 9 x 35151

Bài giải:

Đáp án B. 9 x 35511 là đáp án đúng, bởi vì 35511 x 9 = 9 x 35511 (tính chất giao hoán của phép nhân)

Ví dụ 3: Điền vào chỗ trống chữ cái hoặc dấu so sánh thích hợp:

a) m x n = n x …..

b) 14523 x 9 …. 9 x 14523

Bài giải:

a) m x n = n x m

b) 14523 x 9 = 9 x 14523

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *