KIẾN THỨC CẦN NHỚ
+ Cho hai số tự nhiên $a$ và $b$, nếu có số tự nhiên $x$ sao cho $b+x=a$ thì a có phép trừ $a-b=x .$
+ Cho hai số tự nhiên $a$ và $b$, trong đó $b \neq 0$, nếu có số tự nhiên $x$ sao cho $b . x=a$ thì ta nói $a$ chia hết cho $b$ và ta có phép chia hết $a: b=x$.
Ghi nhớ
1. Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
2. Điều kiện để a chia hết cho $b(a, b \in N ; b \neq 0)$ là có số tự nhiên $q$ sao cho $a=b . q .$
3. Trong phép chia có dư thì: Số bị chia = Số chia . thương + số dư
$a=b . q+r $ với $0<r<b$
4. Số chia bao giờ cũng khác 0. Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Tính:
a) (505 + 176) – 176 = 505 + (176 – 176) = 505 + 0 = 505.
b) 328 – (146 + 128) = 328 – 146 – 128 = 328 – 128 – 146 = 200 – 146 = 54.
Ví dụ 2: Tìm $x$, biết:
a) $6 x+14=50$
b) $5 x: 8=0$
Bài giải:
a) $6 x+14=50$
$6 x=50-14$
$6 x=36$
$x=36: 6$
$x=6$
b) $5 x: 8=0$
$ 5 x=0$
$x=0$
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1: Tính nhanh:
a) $(1200+60): 12$
b) $(2100-42): 21$
Bài giải:
a) $(1200+60): 12=1200: 12+60: 12=100+5=105$.
b) $(2100-42): 21=2100: 21-42: 21=100-2=98$
Bài 2: Tìm số tự nhiên $x$. biết:
a) $x-36: 18=12$
b) $(x-36): 18=12$
Bài giải:
a) $x-36: 18=12$
$\Rightarrow x-2=12$
$\Rightarrow x=12+2=14 .$
b) $(x-36): 18=12$
$\Rightarrow x-36=12.18$
$\Rightarrow x-36=216$
$\Rightarrow x=216+36=252$.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1: Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận có bao nhiêu tuần và còn dư mấy ngày?
Bài giải:
Ta có 366 : 7 = 52 (dư 2)
Vậy năm nhuận có 52 tuần và dư 2 ngày.
Bài 2: Một phép chia có tổng và số chia và số bị chia là 72. Biết rằng thương là 3 và số dư là 8. Tìm số bị chia và số chia.
Bài giải:
Theo đề bài ta có:
Số chia là: (71 – 8) : 4 = 16.
Số bị chia là: 72 – 16 = 56.