KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số đã cho (điều đã biết) và số cần tìm (điều chưa biết).
– Hiểu để toán cho gì ? Hỏi gì ? Và cách giải bài toán có một phép trừ.
– Biết giải bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Hoàn thành tóm tắt và đề toán còn thiếu
– Dựa vào đề bài, xác định số lượng ban đầu và số lượng được thêm vào hoặc bớt đi, yêu cầu của bài toán.
– Sử dụng phép tính phù hợp để điền vào chỗ chấm.
Dạng 2: Giải bài toán có lời văn
– Đọc và phân tích đề toán, xác định các giá trị đã biết, câu hỏi của bài toán, tóm tắt đề bài.
– Tìm cách giải cho bài toán: Dựa vào các từ khóa trong đề bài như “tăng thêm”, “bớt đi”, “nhiều hơn”, “ít hơn”, “tất cả”, “còn lại”… để xác định phép toán cho phù hợp.
– Thông thường, nếu bài toán yêu cầu tìm “còn lại” thì em thường sử dụng phép tính trừ.
– Trình bày lời giải của bài toán: lời giải, phép tính, đáp số.
– Kiểm tra lại lời giải, kết quả vừa tìm được.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tóm tắt và lời giải cho bài toán sau:
Trên cành cây có 8 con chim, sau đó bay đi 2 con chim. Hỏi trên cành cây còn lại bao nhiêu con chim ?
Tóm tắt:
Có…….con chim
Bay đi……..con chim
Còn lại………con chim
Bài giải:
Trên cành cây còn lại số con chim là:
………………………… = …….. (con)
Đáp số:……. con chim
Bài giải:
Tóm tắt:
Có 8 con chim
Bay đi 2 con chim
Còn lại 6 con chim
Bài giải:
Trên cành cây còn lại số con chim là:
8 – 2 = 6 (con)
Đáp số: 6 con chim
Ví dụ 2: Bình có 8 quả bóng. Bạn ấy bị bay mất 3 quả bóng. Hỏi Bình còn lại bao nhiêu quả bóng ?
Bài giải:
Nam còn lại số quả bóng là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng