Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông. Héc-ta

NỘI DUNG BÀI VIẾT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Đề-ca-mét vuông

Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.

Đề-ca-mét-vuông viết tắt là $1 d a m^{2}$.

Hình vuông $1 d a m^{2}$ gồm 100 hình vuông $1 m^{2}$

$1 d a m^{2}=100 m^{2}$

2. Héc-tô-mét vuông

Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài $1 \mathrm{hm}$

Héc-tô-mét vuông viết tắt là $1 h m^{2}$

Hình vuông $1 h m^{2}$ gồm 100 hình vuông $1 d a m^{2}$

$1 h m^{2}=100 d a m^{2}=10000 m^{2}$

Thông thường, khi đo diện tích ruộng đất, người ta còn dùng đơn vị héc-ta.

Héc-ta viết tắt là ha.

$1 h a=1 h m^{2}$

$1 h a=10000 m^{2}$

CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích

Phương pháp:

– Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.

– Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.

Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo diện tích

Cách so sánh hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông” và “héc-tô-mét vuông” tương tự như cách so sánh các số đo diện tích đã học khác.

Lưu ý: Khi so sánh các số đo có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Dạng 4: Các phép tính với đơn vị đo diện tích

Các phép tính với hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông” và “héc-tô-mét vuông” tương tự như các phép tính với các số đo diện tích đã học khác.

Lưu ý: Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) $5 h m^{2}=\ldots d a m^{2}$

b) $5 m^{2}=\ldots d a m^{2}$

c) $10 d a m^{2} 3 m^{2}=\ldots m^{2}$

d) $452 m^{2}=\ldots d a m^{2} \ldots m^{2}$

Bài giải:

a) $1 \mathrm{hm}^{2}=100 \mathrm{dam}^{2}$ nên $5 \mathrm{hm}^{2}=500 \mathrm{dam}^{2}$

Vậy $5 h m^{2}=500 \mathrm{dam}^{2}$

b) $100 \mathrm{~m}^{2}=1 \mathrm{dam}^{2}$ nên $\displaystyle 5 m^{2}=\frac{5}{100} \mathrm{dam}^{2}$

Vậy $\displaystyle 5 m^{2}=\frac{5}{100} d a m^{2}$

c) $1 d a m^{2}=100 m^{2}$ nên $10 d a m^{2}=1000 m^{2}$

$10 d a m^{2} 3 m^{2}=1000 m^{2}+3 m^{2}=1003 m^{2}$

Vậy $10 d a m^{2} 3 m^{2}=1003 m^{2}$

d) Ta có: $452 m^{2}=400 m^{2}+52 m^{2}=4 d a m^{2}=52 m^{2}=4 d a m^{2} 52 m^{2}$

Vậy $452 m^{2}=4 d a m^{2} 52 m^{2}$

Ví dụ 2: Điền dấu thích hợp (>,<,=) vào chỗ chấm:

a) $36 d a m^{2} \ldots 42 d a m^{2}$

b) $3 h m^{2} \ldots 301 m^{2}$

Bài giải:

a) $36 d a m^{2}=42 d a m^{2}$

b) $3 h m^{2}=300 d a m^{2}$

mà $300 \mathrm{dam}^{2}<301 \mathrm{dam}^{2}$ nên $3 \mathrm{hm}^{2}<301 \mathrm{~m}^{2}$

Vậy $3 h m^{2}<301 m^{2}$

Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) $13 d a m^{2}+7 d a m^{2}=\ldots d a m^{2}$

b) $52 h m^{2}-51 h m^{2}=100 d a m^{2}$

c) $3 d a m^{2}+66 m^{2}=\ldots m^{2}$

Bài giải:

a) Ta thấy cả hai số đo đều có đơn vị đo là $d a m^{2}$ nên $13 d a m^{2}+7 d a m^{2}=20 d a m^{2}$

b) Ta thấy cả hai đơn vị đều có số đo là $h m^{2}$ nên $52 h m^{2}-51 h m^{2}=1 h m^{2}$ mà $1 \mathrm{hm}^{2}=100 \mathrm{dam}^{2}$ nên $52 \mathrm{hm}^{2}-51 \mathrm{hm}^{2}=100 \mathrm{dam}^{2}$

Vậy $52 \mathrm{hm}^{2}-51 \mathrm{hm}^{2}=100 \mathrm{dam}^{2}$

c) $3 d a m^{2}+66 m^{2}=300 m^{2}+66 m^{2}=366 m^{2}$

Vậy $3 \mathrm{dam}^{2}+66 \mathrm{~m}^{2}=366 \mathrm{~m}^{2}$

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *