Bài 1, 2, 3, 4 (Trang 4 SGK Toán 5)

Hướng dẫn học sinh giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 4. Bài học Ôn tập: Khái niệm phân số.

Bài 1. (Trang 4 SGK Toán 5)

a) Đọc các phân số:
$\displaystyle\frac {5}{7};$  $\displaystyle\frac {25}{100};$  $\displaystyle\frac {91}{38};$  $\displaystyle\frac {60}{17};$ $\displaystyle\frac {85}{1000}\cdot $

b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.

Bài giải

a) $\displaystyle\frac {5}{7}\colon $năm phần bảy

$\displaystyle\frac {25}{100}\colon $ hai mươi lăm phần một trăm (hoặc hai mươi lăm phần trăm)

$\displaystyle\frac {91}{38}\colon $ chín mươi mốt phần ba mươi tám

$\displaystyle\frac {60}{17}\colon $ sáu mươi phần mười bảy

$\displaystyle\frac {85}{1000}\colon $ tám mươi lăm phần một nghìn (hoặc tám mươi lăm phần nghìn).

b)

Phân số $\displaystyle\frac {5}{7}$ $\displaystyle\frac {25}{100}$ $\displaystyle\frac {91}{38}$ $\displaystyle\frac {60}{17}$ $\displaystyle\frac {85}{1000}$
Tử số 5 25 91 60 85
Mẫu số 7 100 38 17 1000

Bài 2. (Trang 4 SGK Toán 5)

Viết các thương sau dưới dạng phân số: 3 : 5, 75 : 100, 9 : 17

Bài giải

$\displaystyle 3\colon  5=\frac{3}{5} ;$

$\displaystyle 75\colon  100=\frac{75}{100}$

$\displaystyle 9\colon  17=\frac{9}{17} \cdot $

Bài 3. (Trang 4 SGK Toán 5)

Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 32, 105, 1000

Bài giải

$\displaystyle 32=\frac{32}{1} ;$

$\displaystyle 105=\frac{105}{1}$

$\displaystyle 1000=\frac{1000}{1}$

Bài 4. (Trang 4 SGK Toán 5)

Viết số thích hợp vào chỗ trống:

a) $\displaystyle 1=\frac{6}{\ldots}$

b) $\displaystyle 0=\frac{\cdots}{5}$

Bài giải

a) $\displaystyle 1=\frac{6}{6} ;$

b) $\displaystyle 0=\frac{0}{5}$

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *