KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10.
– Thành thạo phép cộng, trừ trong phạm vi 10; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
– Tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
– Thành thạo cách giải và trình bày các bài toán có lời văn trong phạm vi 10.
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đọc, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10
Thứ tự các số, cách đọc và viết các số trong phạm vi 10 được cho trong bảng sau:
Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi 10
Ghi nhớ lại bảng cộng và bảng trừ các số trong phạm vi 10 đã học
Dạng 3: Bài toán có lời văn
– Đọc và phân tích đề để xác định các số đã biết, yêu cầu của đề bài.
– Với các bài toán yêu cầu tìm tất cả hoặc “cả hai” thì ta thường dùng phép tính cộng. Ngược lại, với bài toán yêu cầu tìm giá trị “còn lại” thì em thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày bài rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả vừa tìm được.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là: 4 ….. 5
Bài giải:
Vì 4 bé hơn 5 một đơn vị nên 4 < 5.
Dấu cần điền vào chỗ chấm là: “<”
Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 2 + 7 = …..
Bài giải:
Vì 2 + 7 = 9 nên số thích hợp điền vào chỗ chấm là số 9.
Ví dụ 3: Hưng có 2 cái bút, Đạt có 4 cái bút. Hỏi 2 bạn có bao nhiêu cái bút ?
Bài giải:
Số bút của cả hai bạn là:
2 + 4 = 6 (cái bút)
Đáp số: 6 cái bút