NỘI DUNG BÀI VIẾT
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
- Dựa vào tính chất vật lí để nhận biết .
- Dựa vào tính chất hóa học của các chất khí để nhận biết chúng , có thể dựa vào bảng sau :
Khí vô cơ | Thuốc thử | Dấu hiệu nhận biết |
CO2 | Dung dịch Ca(OH)2 | Làm vẩn đục nước vôi trong |
CO | Dung dịch PbCl2 | Pb ↓ màu vàng |
O2 | Que đốm tàn đỏ | Que tàn đốm đỏ bùng cháy |
SO2 | Dung dịch thuốc tím | Thuốc tím nhạt màu |
SO3 | Dung dịch BaCl2 | BaSO4 ↓ màu trắng |
H2S | Dung dịch Pb(NO3)2 | PbS ↓ màu đen |
NH3 | quỳ tím ẩm | quỳ tím hóa xanh |
NO | Không khí | Hóa nâu |
NO2 | quỳ tím ẩm | quỳ tím ẩm hóa đỏ |
H2 | CuO ( màu đen) ; t° | Cu ( màu đỏ ) |
Cl2 | Nước Br2 ( màu nâu) | Nước Br2 nhạt màu |
VÍ DỤ GIẢI:
Ví dụ 1: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí : O2 , H2 , CO2 , N2 . Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên .
Giải :
- Cho từng khí trên qua nước vôi trong dư khí nào cho kết tủa trắng là khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O .
- Cho que diêm còn đốm đỏ vào các khí còn lại khí nào bùng cháy là khí oxi .
- Đốt hai khí còn lại khí nào cháy có tiếng nổ là khí H2 , khí không cháy là khí N2 .
Ví dụ 2: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí : SO2 , NH3 , CO2 , NO . Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên .
Giải :
- Mở nắp các bình bình nào thấy xuất hiện màu nâu , bình đó là NO .
2NO + O2 → 2NO2
- Cho giấy quỳ tím ẩm vào các bình còn lại , bình nào làm cho giấy quỳ tím ẩm hóa xanh bình đó là NH3 .
- Sục hai khí còn lại vào dung dịch thuốc tím khí nào làm dung dịch thuốc tím mất màu , bình đó là SO2 .
- Bình còn lại là CO2 .