Bài 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 7, 8 SGK Toán 7 – Tập 1)

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hướng dẫn học sinh giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 7 tập 1 trang 7, 8. Bài học Tập hợp Q các số hữu tỉ.

Bài 1. (Trang 7 SGK Toán 7 – Tập 1)

Điền ký hiệu ($\displaystyle\in ,\notin ,\subset $) thích hợp vào chỗ chấm:

$-3 \ldots \mathbb{N}$                $3 \ldots \mathbb{Z}$                          $3 \ldots \mathbb{Q}$

$\displaystyle\frac{-2}{3} \ldots \mathbb{Z}$            $\displaystyle\frac{-2}{3} \ldots \mathbb{Q}$                        $\displaystyle\mathbb{N} \ldots \mathbb{Z} \ldots \mathbb{Q}$

Bài giải:

Ta có:

$-3 \notin \mathbb{N}$;            $-3 \in \mathbb{Z}$;                  $-3 \in \mathbb{Q}$;

$\displaystyle\frac{-2}{3} \notin \mathbb{Z}$;         $\displaystyle\frac{-2}{3} \in \mathbb{Q}$;                   $\displaystyle\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q}$

Bài 2. (Trang 7 SGK Toán 7 – Tập 1)

a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ $\displaystyle\frac{3}{-4}$:

$\displaystyle\frac{-12}{15}, \frac{-15}{20}, \frac{24}{-32}, \quad \frac{-20}{28}, \quad \frac{-27}{36} ?$

b) Biểu diễn số hữu tỉ $\displaystyle\frac{3}{-4}$ trên trục số.

Bài giải

a) Ta có:

$\displaystyle\frac{-15}{20}=\frac{(-15)\colon  5}{20\colon  5}=\frac{-3}{4}=\frac{3}{-4}$

$\displaystyle\frac{-27}{36}=\frac{(-27)\colon  9}{36\colon  9}=\frac{-3}{4}=\frac{3}{-4}$

$\displaystyle\frac{24}{-32}=\frac{24\colon  8}{(-32)\colon  8}=\frac{-3}{4}$

b) Ta biểu diễn trên trục số như sau:

Bài 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 7, 8 SGK Toán 7 – Tập 1)

Bài 3. (Trang 8 SGK Toán 7 – Tập 1)

So sánh các số hữu tỉ:

a) $\displaystyle x=\frac{2}{-7}$ và $\displaystyle y=\frac{-3}{11}$;

b) $\displaystyle x=\frac{-213}{300}$ và $\displaystyle y=\frac{18}{-25}$;

c) $\displaystyle x=-0,75$ và $\displaystyle y=\frac{-3}{4}$.

Bài giải

a) Với $\displaystyle x=\frac{2}{-7}=\frac{-2}{7}$và  $\displaystyle y=\frac{-3}{11}$;

Ta quy đồng mẫu số:

$\displaystyle x=\frac{2}{-7}=\frac{-22}{77}$

$y=\frac{-3}{11}=\frac{-21}{77}$

Ta có: $-22<-21$. Do đó $\displaystyle x<y$.

b) Với:

$\displaystyle x=\frac{-213}{300}$

$\displaystyle y=\frac{18}{-25}=\frac{-18}{25}=\frac{-216}{300}$

Ta có: $-216<-213$. Do đó $\displaystyle x>y$.

c) Với:

$\displaystyle x=-0,75$

$\displaystyle y=\frac{-3}{4}=-0,75$

Ta có: $-0,75=-0,75$. Do đó $\displaystyle x=y$.

Bài 4. (Trang 8 SGK Toán 7 – Tập 1)

So sánh số hữu tỉ  $\displaystyle\frac{a}{b}(a, b \in \mathbb{Z}, b \neq 0)$ với số 0 khi $a, b$ cùng dấu và khi $a, b$ khác dấu.

Bài giải

Theo đề bài ta có $\displaystyle\frac{a}{b}(a, b \in \mathbb{Z}, b \neq 0)$

a) Khi a và b cùng dấu mà $b>0$ thì $a>0$. Do đó số hữu tỉ $\displaystyle\frac{a}{b}>0$.

b) Khi a và b khác dấu mà $b>0$, do đó $a<0$. Do đó số hữu tỉ $\displaystyle\frac{a}{b}<0$.

Bài 5. (Trang 8 SGK Toán 7 – Tập 1)

Giả sử $\displaystyle x=\frac{a}{m}, y=\frac{b}{m}(a, b, m \in Z, m>0)$ và $\displaystyle x<y$.

Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn $\displaystyle z=\frac{a+b}{2 m}$ thì ta có $\displaystyle x<z<y$.

Hướng dẫn: Sử dụng tính chất:

Nếu $a, b, c \in Z$ và $a<b$  thì $a+c<b+c \cdot $

Bài giải

Ta có: $\displaystyle x=\frac{a}{m}, y=\frac{b}{m}(a, b, m \in Z, m>0)$

Và $\displaystyle x<y$. Do đó $a<b$, suy ra: $a m<b m$

Ta chứng minh $\displaystyle x<z$ hay $\displaystyle\frac{a}{m}<\frac{a+b}{2 m}$

Ta có: $a m<b m \Rightarrow a m+a m<b m+a m$ (cộng cả hai vế với am)

$\displaystyle\Rightarrow 2 a m<(a+b) m \Rightarrow a<\frac{(a+b) m}{2 m}$

$\displaystyle\Rightarrow \frac{a}{m}<\frac{a+b}{2 m}$  (chia cả 2 vế cho m > 0 )

Vậy $\displaystyle x<z$   (1)

Ta chứng minh $z<y$ hay $\displaystyle\frac{a+b}{2 m}<\frac{b}{m}$

Ta có: $a m<b m \Rightarrow a m+b m<b m+b m$ (cộng 2 vế với bm)

$\displaystyle\Rightarrow(a+b) m<2 b m$

$\displaystyle\Rightarrow a+b<2 b$ ( chia cả 2 vế cho m)

$\displaystyle\Rightarrow \frac{a+b}{2 m}<\frac{2 b}{2 m}=\frac{b}{m}$  ( chia cả 2 vế cho 2m )

Hay $z<y$      (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $\displaystyle x<z<y$.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *