Đường tiệm cận của đồ thị hàm số

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Cho hàm số $y=f(x)$ có đồ thị $(C)$

1. Đường tiệm cận đứng

Đường thẳng (d): $x={{x}_{0}}$ được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị (C) của hàm số y=f(x) nếu: $\underset{x\to x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty$ hoặc $\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty$

hoặc $\underset{x\to x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty$

hoặc $\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty$

2. Đường tiệm cận ngang

Đường thẳng (d): $y={{y}_{0}}$ được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị $(C)$ của hàm số $y=f(x)$ nếu: $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)={{y}_{0}}$ hoặc $\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)={{y}_{0}}$

3. Đường tiệm cận xiên

Đường thẳng (d): $y=ax+b(a\ne 0)$ được gọi là tiệm cận xiên của đồ thị $(C)$ của đồ thị hàm số y=f(x) nếu: $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-(ax+b) \right]=0$ hoặc $\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-(ax+b) \right]=0$

4. Cách tìm tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y=f(x)

Đường thẳng (d): $y=ax+b(a\ne 0)$ là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y=f(x)$ khi và chỉ khi
$\displaystyle a=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{f(x)}{x};b=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-ax \right]$

hoặc $\displaystyle a=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{f(x)}{x};b=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\left[ f(x)-ax \right]$

* Chú ý: Đồ thị hàm đa thức không có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang, do đó trong các bài toán khảo sát và vẽ đồ thị hàm đa thức, ta không cần tìm các tiệm cận này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *