Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6 file word

NỘI DUNG BÀI VIẾT

File word Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6 gồm 10 câu hỏi tự luận có đáp án dành cho học sinh lớp 6 ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra địa lý 6 HK1.

Câu 1: Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.

– Trái Đất có hình cầu.

– Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương

– Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời

Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm như thế nào?

* Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau.

– Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin- Uyt (ngoại ô Luân Đôn – nước Anh)

– Kinh tuyến đối diện vớ kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800

*Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.

– Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 00 còn được gọi là đường xích đạo

* Quả địa cầu

– 181 vĩ tuyến

– 360 kinh tuyến

Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

– Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.

– Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:

+ Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.

+ Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam.

Câu 4: Tỷ lệ bản đồ là gì?

– Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất.

* Bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

             5 cm x 1.000.000 cm = 5.000.000 cm

5.000.000 cm = 50 km

* Bản đồ có tỉ lệ 1/6.000.000 thì 4 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

4 cm x 6.000.000 cm = 24.000.000 cm

24.000.000 cm = 240 km

* Bản đồ có tỉ lệ 1/4.000.000 thì 2 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

2 cm x 4.000.000 cm = 8.000.000 cm

8.000.000 cm = 80 km

* Bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

5 cm x 2.000.000 cm = 10.000.000 cm

10.000.000 cm = 100 km

* Bản đồ có tỉ lệ 1/2.000.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

3 cm x 2.000.000 cm = 6.000.000 cm

6.000.000 cm = 60 km

Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ

– Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.

* Kinh tuyến: Đầu phía trên chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam.

* Vĩ tuyến: Đầu bên trái chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông.

Câu 6: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất?

– Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ.

– Chia bề mặt TĐ làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng là giờ khu vực

– Một khu vực giờ: 150

– Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7.

Câu 7: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

– Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm

– Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm

Câu 8: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào?

– TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.

– Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời trọn 1 vòng hết 365 ngày 6 giờ.

– Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về 1 phía, nên 2 nửa cầu bắc và nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa.

– Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

* Mùa Xuân: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6

* Mùa Hạ: Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9

* Mùa Thu: Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12

* Mùa Đông: Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3

Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Lớp vỏ có vai trò gì đối với đời sống và hoạt động của con người?

* Cấu tạo của vỏ trái đất: Gồm 3 lớp

+ Lớp vỏ

+ Lớp trung gian

+ Lớp lõi

* Lớp vỏ có vai trò quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như: Nước, không khí, sinh vật… và của xã hội loài người

Câu 10: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ?

* Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m

– Có hai loại đồng bằng:

+ Đồng bằng bồi tụ ở của các con sông lớn gọi là châu thổ

+ Đồng bằng bào mòn

– Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm

*Download file word Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *