KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học (không định nghĩa)
– Phần tử $a$ thuộc tập hợp $A$, kí hiệu $a \in A$;
– Phần tử $a$ không thuộc tập hợp $A$, kí hiệu $a \notin A$.
2. Để viết một tập hợp, thường có hai cách:
– Liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp đó;
– Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Minh họa một số tập hợp?
Bài giải:
+ Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
+ Tập hợp học sinh lớp 6A.
+ Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7.
+ Tập hợp các chữ cái trong hệ thống chữ cái Việt Nam.
Ví dụ 2: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
Bài giải:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp: $A=\{0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4\}$
- Theo tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó: $A=\{x \in N \mid x<5\}$
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Thành phố Hồ Chí Minh”. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.
Bài giải:
A = {a, c, h, i, m, n, ô, p, t}
Bài 2: Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50.
Bài giải:
D = {20 ; 30 ; 40 ; 50}.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1: Viết tập các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 6.
Bài giải:
Gọi số có hai chữ số là $\overline{a b}$. Ta phải có $a \geq 1$ và $a+b=6$. Do đó:
a | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
b | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 0 |
Vậy tập hợp cần tìm là: {15 ; 24 ; 33 ; 42 ; 51 ; 60}
Bài 2: Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Các số 13 ; 25 ; 53 có thuộc tập hợp ấy không?
Bài giải:
Tập hợp cần tìm là: {23 ; 30 ; 31 ; 32 ; 33 ; 34 ; 35 ; 36 ; 37 ; 38 ; 39 ; 43}
khó quá em mới lớp 5 lên lớp 6 mà nghe khó hỉu