Chia sẻ tới bạn đọc 3 dạng toán lớp 3 cơ bản mà học sinh cần phải nhớ.
Dạng 1: Bài toán liên quan đến khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn”
Cho dữ kiện đại lượng thứ nhất và dữ kiện đại lượng thứ hai nhiều hơn hoặc ít hơn dữ kiện đại lượng thứ nhất. sau đó đi tính tổng 2 đại lượng.
1. Phương pháp giải
– Bước 1: Đi tính toán giá trị của đại lượng chưa biết, sử dụng phép tính cộng trừ phụ thuộc vào yêu cầu của bài toán.
– Bước 2: Khi đã có đủ dữ kiện của hai đại lượng thì đi tính tổng.
2. Bài tập
Bài 1: Thùng nước thứ nhất đựng được 18 lít, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất là 36 lít. Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít nước?
Giải:
Thùng thứ hai đựng hơn thùng thứ nhất 36 lít dầu nên số dầu ở thùng thứ hai là:
36 + 18 = 54 (lít dầu)
Tổng số dầu ở hai thùng là:
54 + 18 = 72 (lít dầu)
Vậy cả 2 thùng có 72 lít dầu
Bài 2: Một cửa hàng bán hoa, ngày thứ nhất bán được 176 bông hoa, ngày thứ 2 bán kém hơn ngày thứ nhất 54 bông. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu bông hoa?
Giải:
Số bông hoa mà ngày thứ 2 bán được là: 176 – 54 = 122 (bông hoa)
Cả hai ngày bán được số bông hoa là: 176 + 122 = 298 (bông hoa)
Vậy số bông hoa mà cả 2 ngày bán được là: 298 bông hoa.
Bài 3: Mẹ có 75 chiếc kẹo, mẹ cho An 16 chiếc, sau đó cho Hà 19 chiếc. Hỏi mẹ còn bao nhiêu chiếc kẹo?
Giải:
Tổng số kẹo mà mẹ đã cho An và Hà là: 16 + 19 = 35 (chiếc kẹo)
Số kẹo của mẹ còn lại sau khi cho An và Hà là 75 – 35 = 40 (chiếc kẹo)
Vậy số kẹo của mẹ còn lại sau khi cho An và Hà là 40 chiếc.
Bài 4: Bác Bình có 2 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng có 6 hàng, mỗi hàng trồng được 72 cây ăn quả. Hỏi nhà Bác Bình có tổng cộng bao nhiêu cây ăn quả?
Giải:
Số cây trồng được ở 6 hàng trong thửa thứ nhất là: 72 x 6 = 432 cây
Số cây trồng được ở 6 hàng trong thửa thứ hai là: 72 x 6 = 432 cây
Vậy số cây mà nhà Bác Bình trồng được là 432 + 432 = 864 cây
Bài 5: Có 5 thùng dầu, mỗi thùng đựng 140 lít dầu. Sau đó người ta lấy 150 lít dầu từ số dầu đó ra bán. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
Giải:
Số lít dầu ở 5 thùng dầu là: 140 x 5 = 700 lít dầu
Người ta lấy 150 lít dầu đi bán, nên số lít dầu còn lại là 700 – 150 = 550 lít dầu
Vậy số lít dầu còn lại là 550 lít dầu
Dạng 2: Bài toán liên quan đến “gấp một số lên nhiều lần” và “giảm đi một số lần”
Cho giá trị đại lượng thứ nhất và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc giảm một số lần so với đại lượng kia. Yêu cầu tính giá trị tổng hiệu của hai đại lượng.
1. Phương pháp giải
– Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân và chia.
– Bước 2: Sau khi biết giá trị của hai đại lượng, ta đi tính tổng.
2. Bài tập
Bài 1: một cửa hàng có 96 lít sữa bò, ngày thứ nhất bán được 1/3 số lít sữa bò đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít sữa bò?
Giải:
Ngày thứ nhất bán được 1/3 của 96 lít sữa bò: 96 : 3 = 32 (lít sữa)
Số lít sữa mà cửa hàng còn lại sau khi bán 1/3 số lít sữa đó: 96 – 32 = 64 lít sữa
Vậy cửa hàng còn lại 64 lít sữa
Bài 2: Một cuộn dây dài 3128m người ta chia cuộn dây đó thành 2 đoạn, biết đoạn thứ nhất dài bằng 1/8 độ dài cuộn dây. Đoạn thứ hai dài bao nhiêu m?
Giải:
Độ dài đoạn dây thứ nhất bằng 1/8 độ dài cuộn dây nên ta có: 3128 : 8 = 391 m
Độ dài cuộn dây thứ hai là 3128 – 391 = 2737 m
Vậy độ dài đoạn dây thứ hai là 2737 m.
Bài 3: Hiện tại Linh đang gấp được 124 ngôi sao, Lan gấp được số sao gấp 3 lần số sao mà Linh đang có. Hỏi Lan gấp hơn Linh bao nhiêu con?
Giải:
Số sao mà Lan gấp 3 lần Linh nên ta có: 124 x 3 = 372 (ngôi sao)
Số sao mà Lan gấp hơn Linh là 372 – 124 = 248 (ngôi sao)
Vậy số ngôi sao mà Lan gấp hơn Linh là 248 ngôi sao.
Bài 4: Can thứ nhất có 24 lít dầu, can thứ hai nhiều gấp 4 lần can thứ nhất. Hỏi can thứ 2 hơn can thứ nhất bao nhiêu lít dầu?
Giải:
Can thứ hai gấp 4 lần can thứ nhất nên số dầu ở can thứ hai là: 24 x 4 = 96 (lít dầu)
Can thứ hai nhiều hơn can thứ nhất số lít dầu là 96 – 24 = 72 (lít dầu)
Vậy can thứ hai hơn can thứ nhất là 72 (lít dầu)
Dạng 3: Toán 3 điền số thích hợp vào sơ đồ
1. Phương pháp giải
– Bước 1: Thực hiện thứ tự phép tính từ trái qua phải
– Bước 2: Điền giá trị lần lượt vào ô trống
2. Bài tập
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Giải:
Ta có 6 gấp 7 lần nên 6 x 7 = 42, điền 42 vào ô trống, 42 giảm 2 lần nên 42 : 2 = 21, điền 21 vào ô trống
Ta có 3 gấp 8 lần nên 8 x 3 = 24, điền 24 vào ô trống, 24 giảm 6 lần nên 24 : 6 = 4, điền 4 vào ô trống
Ta có 35 giảm đi 7 lần nên 35 : 7 = 5, điền 5 vào ô trống, 5 gấp 6 lần nên 5 x 6 = 30, điền 30 vào ô trống